logo

Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường

Hướng dẫn lập dàn ý “Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường” hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!


Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Nó thể hiện sự tác động tiêu cực đối với một học sinh trong môi trường học đường. Bạo lực học đường không chỉ giới hạn trong việc sử dụng vũ lực, mà còn bao gồm những hành động và lời nói có thể gây tổn thương tinh thần và tâm lý cho cá nhân đó. 

Bạo lực học đường có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ là việc thể hiện sức mạnh vật lý để áp đặt, mà còn bao gồm cả việc chế giễu, xúc phạm, xỉ nhục, tạo ra cảm giác tách biệt và bài trừ trong nhóm. Điều quan trọng là những hành vi này gây ra những tác động tiêu cực về tâm lý và xã hội đối với nạn nhân, ảnh hưởng đến sự tự tin, tinh thần học tập và tương tác xã hội của họ.


10 Dẫn chứng bạo lực học đường tiêu biểu

1. Hiện nay, bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề đáng bận tâm. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "bạo lực học đường" trong 0.57 giây, chúng ta đã thu được tới 28.200.200 kết quả liên quan đến những sự việc nghiêm trọng liên quan đến vấn đề này. Con số này rõ ràng là một minh chứng cho mức độ cảnh báo của hành vi này trong thời điểm hiện tại.

2. Theo số liệu mới nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố tại Việt Nam, trong một năm học, cả nước ghi nhận gần 1.600 trường hợp học sinh xảy ra xô xát trong và ngoài trường học (tương đương khoảng 5 vụ mỗi ngày). Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, có khoảng hơn 5.200 học sinh tham gia vào một vụ xô xát; mỗi hơn 11.000 học sinh thì có một trường học một em phải thôi học vì tham gia xô xát; và mỗi 9 trường thì có một trường ghi nhận tình trạng học sinh tham gia vào xô xát.

3. Gần đây, dư luận đã được chấn động bởi hàng loạt sự việc đau lòng liên quan đến bạo lực học đường. Một ví dụ là vụ việc nhóm nữ sinh cấp ba tại Hưng Yên đã đánh đập và lột đồ bạn học chỉ vì những xích mích cá nhân.

4. Vụ mười nữ sinh ở Quảng Ninh tấn công một cách tập thể hai bạn học vào chiều ngày 6 tháng 4 năm 2019. Rất nhiều vụ việc thương tâm liên quan đến bạo lực học đường đang tiếp diễn mỗi ngày.

5. Không thể không nhắc đến vụ việc gây xôn xao dư luận khi cô giáo tại Hải Phòng áp đặt hình phạt cho học sinh bằng việc uống nước giẻ lau bảng, và thầy giáo đã thực hiện hành vi tát vào mặt và đánh vào đầu học sinh, dẫn đến việc học sinh phải nhập viện.

6. Cảnh bạo lực học đường đang lan rộ, gồm cảnh nữ sinh mặc áo dài trắng nhưng lại tham gia vào xô xát dữ dội, cùng với hình ảnh học sinh cùng trường đánh nhau như xã hội đen, thậm chí chia sẻ những hình ảnh này trên mạng với tư duy không suy nghĩ về tác động đến cộng đồng và tương lai của xã hội.

7. Vào sáng ngày 19.5.2015, thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo của thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tiết lộ rằng Hội đồng kỷ luật của Trường THCS Bắc Sơn đã ra quyết định đình chỉ học trong một năm đối với nữ sinh N.T.Q học sinh lớp 8B. Sự cố này là kết quả của việc một học sinh lớp 8 đã tấn công hành hung nhiều lần em Trương Thị Ly, một học sinh lớp 9 của trường THCS P.Quảng Tiến.

8. Dữ liệu nghiên cứu về giáo dục cho thấy rằng tình trạng bạo lực học đường đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Một ví dụ tại trường X gần đây đã làm rõ tình hình này, khi một nhóm học sinh nữ đã mở một cuộc tấn công trực diện với việc chặn đường và tấn công một bạn nữ bằng việc giật tóc, đánh đập và thậm chí đẩy ngã, chỉ vì lý do một thành viên trong nhóm đã "cướp" người yêu của bạn kia.

9. Các kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học, dựa trên 200 cuộc khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội, đã tiết lộ rằng: có đến 96,7% học sinh cho biết tại trường học của mình đã xảy ra tình trạng nữ sinh tham gia vào các cuộc xô xát. Trong số này, mức độ thường xuyên chiếm 44,7%, và 38% gặp tình trạng này một cách thường xuyên.

10. Gần đây, thông tin về nữ sinh N.T.Y.N, học sinh lớp 10A15 tại trường chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) tự tử với nghi ngờ liên quan đến bạo lực học đường đã khiến dư luận bàng hoàng và cảm thấy thương xót. Sau khi mẹ điều tra, cô phát hiện ra rằng con mình đã bị bạo lực, ngược đãi và tâm lý bị áp đảo.


Dàn ý viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường

a) Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nạn bạo hành học đường.

b) Thân bài

* Thực trạng:

- Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến.

- Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc.

- Tình trạng bạo hành học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ.

* Nguyên nhân:

- Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo hành và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh.

- Khách quan: do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.

* Hậu quả:

- Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo hành; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung.

- Gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình.

- Vấn đề bạo hành học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

* Giải pháp:

- Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo hành để giải quyết vấn đề.

- Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em.

- Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo hành học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

c) Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: nạn bạo hành học đường; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường

Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường


Trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường - Mẫu số 1

Là học sinh, việc chúng ta cần làm đó là trau dồi bản thân để cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay ở trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra, điển hình là hiện tượng bạo hành học đường. Bạo hành học đường là tình trạng học sinh có ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau, nặng hơn là việc các em học sinh dùng vũ lực, kéo bè kéo phái để đánh nhau vì một lí do, nguyên nhân nào đó. Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lặng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến. Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết là do ý thức của các bạn học sinh còn kém, các bạn muốn thể hiện cá tính, bản thân mình hơn người nên dùng bạo hành và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Tình trạng bạo hành học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo hành; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung vàgây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, bạn bè xung quanh, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo hành để giải quyết vấn đề. Ngoài ra chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi bản thân, đóng góp có ích cho trường lớp, giúp cho môi trường sư phạm phát triển bền vững, sống có ước mơ, khát vọng, lí tưởng, biết vươn lên để thực hiện những ước mơ, hoài bão đó.

>>> Xem thêm: Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành trẻ em


Trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường - Mẫu số 2

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề bạo hành học đường của học sinh hiện nay.

Một thực trạng dễ dàng nhận thấy hiện nay đó là ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lặng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến. Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc. Một điều đáng quan ngại hơn nữa là tình trạng bạo hành học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên không thể không nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo hành học đường. Bên cạnh đó là việc muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo hành và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan không thể không nhắc đến là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.

Hậu quả của vấn nạn bạo hành để lại vô cùng kinh khủng: nó hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo hành; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo hành học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo hành để giải quyết vấn đề. Thêm nữa, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo hành học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi vấn đề bạo hành học đường, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đạo đức cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.


Trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường - Mẫu số 3

Trong những năm gần đây nạn Bạo hành học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ “Học sinh đánh nhau” thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo hành để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo hành do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo hành; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như “thích thì đánh cho nó chừa”, “nhìn đểu”.

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo hành học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào cho Bạo hành học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo hành học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo hành.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo hành ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo hành học đường.

Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường – xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh “hãy nói không với bạo hành học đường”. Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.


Trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường - Mẫu số 4

Trước kia, chúng ta thường có tâm lí chủ quan nghĩ rằng bạo hành học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, ít xảy ra, không phổ biến. Cũng do đó, mọi người cũng không ý thức về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng này. Song, thời gian gần đây, nó lại trở thành một vấn đề nóng bỏng trên các báo, các trang web. Đứng trước thực trạng này chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?

Bạo hành học đường diễn ra rất nhiều ở các trường học, từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tới cả Đại học mà nhiều nhất là ở các trường THCS và THPT trên quy mô cả nước. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các video clip quay cảnh bạo hành của cả nữ sinh lẫn nam sinh. Dường như bạo hành học đường đã trở thành một “mốt” thời thượng của học sinh, để khẳng định vị trí của mình với mọi người, cho mọi người biết ta đây hơn người và chính vậy đã khiến bạo hành học đường diễn ra mạnh mẽ, rầm rộ hơn.

Bạo hành học đường có nhiều hình thức khác nhau. Nhẹ thì tát, đấm, túm tóc, đá, đạp, nặng hơn thì dùng dao rạch mặt, dùng giày cao gót đánh vào đầu... thậm chí còn chém đứt tay, chém ngang người, nguy hiểm đến tính mạng và tinh thần. Bạo hành học đường có thế diễn ra giữa học sinh cùng trường hay khác trường, giữa cá nhân hay một nhóm người, giữa thầy cô và học sinh... Có một sự thật không thể phủ nhận là hiện tượng bạo hành học đường ngày càng diễn ra nhiều hơn và quy mô rộng hơn. Không phải chỉ có những trường ở thành phố, thành thị mới có bạo hành học đường mà ngay cả những trường vùng ven, miền núi hay nông thôn cũng không hiếm. Không chỉ “solo” đánh tay đôi mà những hiện tượng bạo hành học đường còn có sự tham gia của các băng nhóm hội tụ các tay anh, tay chị trong trường.

Nhưng bên cạnh những trận đánh giữa các học sinh còn có một phần nhỏ những xích mích giữa giáo viên và học sinh. Học sinh xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm của giáo viên cũng có mà giáo viên đánh đập, sỉ nhục, đay nghiến học sinh cũng không phải là ít. Bạo hành học đường đang diễn ra một cách mạnh mẽ, sôi động, rầm rộ ở nhiều trường học trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức khác nhau.

Gây bạo hành học đường là tự làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội và khiến mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Chúng ta cần có những biện pháp gì để chống bạo hành học đường? Những người gây ra bạo hành học đường cần cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương và ý thức rõ ràng về hành động do bản thân thực hiện. Hiện nay xã hội nói chung và nhà trường nói riêng đều đang tìm cách để ngăn chặn tình trạng bạo hành học đường diễn ra. Chính vì vậy, bản thân là một học sinh chúng ta nên tránh những hành vi xấu mang tính không lành mạnh trong khu vực giảng đường, hãy cư xử như một người học sinh đúng mực.

----------------------------

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn ! 

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 15/08/2023