Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Nguyễn Tuyết Nhung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Nguyễn Tuyết Nhung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm
Tổng hợp những mẫu bài viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu sẽ giúp cho các bạn có thêm tư liệu tham khảo, làm giàu vốn từ, cảm xúc mỗi khi viết về chủ đề này.
Bà là người cùng em đi suốt tuổi thơ của mình. Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người. Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Cũng như bao đứa trẻ khác trên đời, em may mắn có được tình yêu thương của bà ngoại. Bà em là một người phụ nữ hiền hậu, chịu thương, chịu khó. Cả cuộc đời bà đã vất vả để chăm lo cho con cháu, đến tận bây giờ bà mới được an vui, không vướng muộn phiền. Những thời gian rảnh rỗi, bà thường kể em nghe về những câu chuyện cuộc đời bà ngày xưa, kể lại những năm tháng gian truân, vất vả nhưng ý nghĩa của mình. Em nghe bà nói rằng, hồi đó nhà bà rất nghèo, ông bà phải cùng nhau làm lụng vất vả nuôi con cái ăn học. Quãng thời gian ấy vô cùng khó khăn, nhưng chưa bao giờ bà có ý định bắt con mình thôi học. Bà em nói rằng: "Có học thì mới nên người, mới thoát khỏi được cuộc sống cơ cực đồng ruộng để hy vọng một tương lai tốt lành." Và như thế, bà chưa bao giờ để các con mình nhụt chí trước nghịch cảnh. Chính bà đã dạy cho họ ý chí vượt khó để vươn lên. Và giờ đây, câu chuyện ấy được bà kể lại với em với mục đích giáo dục cháu mình luôn luôn phải biết vươn lên trong cuộc sống. "Nghịch cảnh sẽ cản bước và làm gục ngã con người, nhưng nghịch cảnh không thể đẩy con người xuống bùn nhơ nếu như họ không muốn." Đó chính là bài học sâu sắc nhất từ bà mà có lẽ không bao giờ em có thể quên.
Trong gia đình, bà là người em yêu nhất. Bà không chỉ yêu thương và tận tụy quan tâm em, bà còn là người dạy cho em những bài học quý báu trong cuộc sống. Có lẽ bởi bà em từng là một nhà giáo, vì vậy bà luôn chỉn chu trong mọi công việc. Những lời bà răn dạy em tuy giản đơn nhưng sao mà sâu sắc đến lạ. Mỗi khi ngồi bên cạnh bà, bà luôn miệng nhắc nhở em: “Rồi thời gian thấm thoắt thoi đưa, con rồi sẽ lớn lên, sẽ có tương lai riêng của mình. Lúc ấy có khi bà không còn bên cạnh con uốn nắn cho con từng bước đi, lời nói nữa. Nhưng dẫu tương lai của con có ra sao đi chăng nữa, thì con vẫn luôn phải biết yêu thương, phải luôn nhớ đến những đấng sinh thành ra mình. Bởi vì đó là người đã đổ biết bao giọt mồ hôi, bỏ ra bao nhiêu công sức để nuôi lớn con nên người, là người yêu thương con vô điều kiện, sẽ luôn dõi theo bước chân của con trên đường đời. Sẽ không có ai thương con và tốt với con bằng phụ mẫu con. Cũng sẽ chẳng có ai bỏ qua tất cả mọi thứ trên đời để hy sinh vì con cả. Họ có tốt với con biết mấy thì cái tốt đó cũng không thể nào sánh được với tình yêu thương mà cha mẹ luôn dành cho con. Bởi vì đó là thứ tình yêu bất diệt, vĩnh cửu, là thứ được vắt kiệt từ chính trái tim của những người làm cha, làm mẹ. Con hãy nhớ điều đó!” Lời bà em nói như cơn gió lạnh mùa đông vậy. Nó vô cùng nhẹ nhàng, mà cũng đủ khiến cho con người ta cảm nhận được cái giá lạnh của nó. Lời bà nói sao mà êm dịu mà sâu sắc đến thế?
Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Em ở với bà nội từ nhỏ. Những bước đi đầu tiên của mỗi người thường có dáng dấp của sự e sợ, rụt rè. Nhưng khi bắt đầu những bước đi đầu tiên ấy, em lại rất tự tin. Bởi em biết rằng đằng sau luôn có một bàn tay đang dang rộng để nâng đỡ và làm điểm tựa cho em. Đó không phải là một bàn tay nào khác mà chính là bàn tay của bà – bàn tay thô sơ, rám nắng, sương gió của cuộc đời. Những bài học làm người đầu tiên của em không đến từ bài giảng của cô giáo, mà đến từ những câu chuyện cổ tích bà thường kể cho em nghe trước khi ngủ. Những lời kể của bà gieo vào lòng em biết bao ước mơ, niềm tin, và cũng khiến em suy nghĩ nhiều. Suy nghĩ về những lời dạy dỗ được bà gửi vào từng câu chuyện. Em còn nhớ khi bà kể câu chuyện “Cô chủ nhỏ”, bà đã nói:
“Không nên sống dung dung, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc, bình dị của cuộc sống, nhất là tình cảm. Đừng nên xem nhẹ mối tình bạn, tình thân ngày hôm nay, bởi ngày hôm sau khi nhìn lại, nó là cả một kho báu quý giá.” Nghe bà nói, có ai biết được rằng bà chưa một lần được đi học, được biết chữ. Nhưng có lẽ, đi học hay không đi học, biết chữ hay không biết chữ đã không còn quan trọng nữa, mà cái chính là ở tâm của mỗi con người. Tâm sáng khiến con người ta có được cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, khiến con người ta đẹp đẽ lạ thường, giống như bà của em vậy. Ngày hôm nay, khi đã không còn sống bên bà nữa, nhưng mỗi bước chân của em trên con đường đời vẫn văng vẳng tiếng bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa…
Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy. Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học. Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà. Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người. Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bà em tóc bạc da mồi, sống nơi làng quê êm đềm với lũy tre xanh và dòng sông tươi mát. Thuở nhỏ, em thường về quê chơi. Với em, quê hương chính là bà. Nơi mái tóc bạc phơ ấy, em thấy cả bầu trời xanh thẳm bình yên; từ đôi bàn tay nhăn nheo ấy, em nhìn thấy hình ảnh đồng ruộng đang phập phồng hơi thở; mỗi lần nghe giọng nói quen thuộc của bà, em lại tưởng đến sự êm ả, hiền hòa của dòng sông đang xuôi chảy. Ba tháng hè bên bà là khoảng thời gian em hạnh phúc nhất. Bà hay kể chuyện cho em nghe, dạy em làm văn, làm toán... Có một lần, khi đang dạy em làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường.” Bài học đầu tiên bà dạy em bắt đầu từ câu nói ấy. Nhà bà có cây xoài rất sai quả. Mỗi khi đến mùa xoài chín, bà không hái đem ra chợ bán như những nhà vườn khác, mà lúc nào cũng chia làm ba phần: một phần gửi cho ba mẹ em, một phần biếu bác Hảo - bạn thân của bà, và phần còn lại chia cho bà con lối xóm. Có người bảo bà dại, nhưng bà thường nói với em: “Biết chia sẻ với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, phép chia thật kỳ diệu.” Phép tính chia của bà đơn giản là thế, nhưng đã khiến hàng xóm xích lại gần nhau hơn. Mỗi khi ra ngoài, ai cũng trìu mến hỏi thăm em, hay tặng em thức này thức khác. Bà lớn tuổi nhưng vẫn tham gia Hội phụ nữ, hay đi vận động quyên góp giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Đi theo bà đến nhà người này, người kia kêu gọi lòng hảo tâm, em mới hiểu được ý nghĩa của những điều bà làm. Bà còn kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích như chuyện lão phú ông trong Cây tre trăm đốt chỉ biết làm phép cộng để làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai, cuối cùng bị anh Khoai trả đũa; hay chuyện anh nông dân tốt bụng, biết chia chút thức ăn ít ỏi của mình cho kẻ ăn mày, và được tiên ông giúp đỡ. Phép tính chia của bà không chỉ chia sẻ khổ đau, bất hạnh, mà còn chia sẻ hạnh phúc và sự cảm thông với mọi người xung quanh. Nhờ đó, em hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống đầy tình nghĩa. Có phải vì nắm được “nguyên lý” của phép chia mà bà luôn cảm thấy thanh thản và thư thái trong cuộc sống? Không phải phép cộng, phép trừ hay phép nhân, mà chính phép chia đã tạo nên sự gần gũi, phúc hậu, kết đọng lại trên gương mặt bà. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, em luôn cảm thấy bình yên? Thì ra, phép chia còn khiến cho con người trở nên cao đẹp! Bà em nói: “Phép tính chia đơn giản vậy thôi, nhưng bà đã phải suy ngẫm cả đời mới có được. Nếu con hiểu được ý nghĩa của nó, con sẽ không ngần ngại áp dụng nó trong cuộc sống để đem lại hạnh phúc cho chính bản thân con.” Một nhà toán học từng nói: “Chính phép tính chia, chứ không phải phép tính cộng hay phép tính nhân, đã làm cho con người ta trở nên vĩ đại.” Bà em không phải vĩ nhân, nhưng những gì bà làm bằng phép tính chia đã khiến bà trở nên cao quý trong mắt em và mọi người.
Bà ngoại của em năm nay đã bảy mươi tuổi, tuy vậy nhưng bà vẫn còn minh mẫn lắm. Mỗi lần được về quê thăm bà, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi em đã học được rất nhiều bài học bổ ích từ bà ngoại. Nhà bà ngoại có một vườn cây rất rộng lớn. Mỗi buổi sáng, em dậy thật sớm cùng bà ra thăm vườn cây trĩu quả của bà. Bà dạy em cách chăm sóc từng loại cây như thế nào để chúng nhanh ra quả. Mặc dù không thể nào nhớ hết được những kiến thức ấy, nhưng qua cách bà chăm sóc cây cối rất cẩn thận, em biết trân trọng hơn từng trái ngọt mà mình được thưởng thức và yêu quý thiên nhiên hơn. Không chỉ vậy, bà còn dạy em nấu ăn. Bà nói với em rằng, là con gái dù thế nào cũng nên biết nấu một vài món ăn đơn giản, để có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân mình mà không phải phụ thuộc vào người khác. Quả thật, những bài học của bà tuy đơn giản nhưng rất ý nghĩa với em.
Bà em, người bà hiền hậu và thương yêu, luôn hiển hiện trong tâm trí em. Những lúc rảnh rỗi, bà thường dạy em học bài. Có một lần, khi đang dạy em làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường. ”Câu nói đó khiến em luôn suy nghĩ mãi...Mỗi khi có đồ ăn, bà thường chia cho nhà em và cả những người hàng xóm. Có người bảo bà dại, nhưng bà chỉ cười và nói với em: “Biết chia sẻ với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, phép chia thật kỳ diệu.” Phép tính chia của bà đơn giản là thế, nhưng lại có sức mạnh gắn kết mọi người trong xóm. Phép tính chia của bà không chỉ chia sẻ khổ đau, bất hạnh, mà còn sẻ chia hạnh phúc và sự cảm thông với mọi người xung quanh. Điều đó giúp em hiểu được ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống nghĩa tình. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, em luôn cảm thấy bình yên? Thì ra, phép chia không chỉ là một phép tính, mà còn khiến con người ta trở nên cao đẹp! Bài học ấy, em luôn mang theo bên mình, coi như hành trang quý giá để bước vào cuộc sống. Bà là một người tuyệt vời trong mắt em, một tấm gương sáng mãi không phai nhòa.
Bà ngoại luôn là người ân cần, trìu mến với những lời dạy bảo giản dị, sâu sắc mà em không bao giờ quên. Em nhớ mãi về tháng hè năm học vừa qua, khi mẹ cho em sang ở cùng bà một tháng. Bà cần mẫn nấu từng bữa sáng cho em ăn bên bếp củi đỏ hồng. Ban đầu, em không hiểu tại sao bà lại vất vả như vậy, trong khi chỉ cần ra ngoài chợ là em đã có đủ thức quà. Mãi về sau này, em mới hiểu rằng không có tình yêu nào lớn hơn sự yêu thương của bà, nên bà luôn muốn em có những bữa sáng ấm áp tình thương và đậm vị nhất. Sự cần cù của bà còn dạy em những bài học về giờ giấc, về việc rèn luyện bản thân chứ không đơn thuần chỉ là câu chuyện của một bữa sáng nhỏ bé. Chứng kiến em cái gì cũng rụt rè, cái gì cũng nhút nhát, cái gì cũng không biết, bà không cưng nựng hay nâng niu mà đã lần đầu giúp em biết thế nào là trồng rau, vỡ đất. Hình ảnh bà và những bác nông dân tần tảo giúp em ở tuổi mười bốn, mười lăm nhận ra mình sao mà biếng nhác, vô dụng. Càng ngày, em càng thấm thía bài học mà bà truyền dạy. Những lời dạy bảo của bà đâu phải là những lời thủ thỉ ôm em, nịnh nọt hay khuyên răn. Bà âm thầm thể hiện qua những việc làm thiết thực, và em, em nhận ra được tình bà sâu sắc để thêm yêu thương và kính trọng bà nhiều hơn.