Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Nguyễn Tuyết Nhung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Nguyễn Tuyết Nhung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm
Top10 đoạn văn Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn hay nhất. Với bài dàn ý và các đoạn văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, sẽ giúp các em có thêm nhiều tư liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!
1. Mở bài
Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp đến câu chuyện có lỗi với người bạn.
2. Thân bài
a. Nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
b. Kể diễn biến câu chuyện
c. Kết quả, bài học
3. Kết bài
Khái quát lại câu chuyện và đưa ra bài học cho mọi người.
Em và Thu Hà là đôi bạn thân. Trong những năm tháng bên nhau, có một kỷ niệm mà em không thể nào quên, đó là lần em đã làm điều có lỗi với Hà.
Hôm ấy, vào một buổi sáng mùa đông rét mướt, chúng em đã hẹn nhau dậy sớm để cùng đi xem lễ kéo cờ ở Lăng Bác. Thế nhưng, vì trời quá lạnh, ổ chăn lại ấm áp, em đã tắt chuông báo thức và ngủ quên. Khi em giật mình tỉnh dậy, đồng hồ đã chỉ hơn bảy giờ sáng, và lễ kéo cờ đã kết thúc. Cảm giác hoảng loạn bao trùm, em chỉ biết tự trách mình vì đã tham ngủ mà quên lời hứa với bạn. Vội vàng thay đồ, em lao ra khỏi nhà mà không kịp mang găng tay hay khăn quàng cổ. Trên đường đạp xe đến điểm hẹn, em vừa đi vừa lo lắng, không ngừng suy nghĩ về việc Hà đã phải đợi bao lâu, liệu bạn có giận mình hay không. Sự thấp thỏm, áy náy theo em suốt chặng đường cho đến khi em nhìn thấy bóng dáng quen thuộc của Hà đang ngồi dưới gốc cây bàng đầu đường. Nhìn thấy Hà, em gọi to: “Hà ơi!” nhưng giọng nghẹn lại. Nhìn bạn ngồi co ro một mình, đôi má đỏ lên vì lạnh, lòng em dâng lên nỗi ân hận khó tả. Em bật khóc, không ngừng xin lỗi Hà. Thế nhưng, Hà chỉ mỉm cười, bước tới cầm tay em và ủ ấm. Đôi mắt dịu dàng của bạn khiến em cảm nhận được sự tha thứ.
Sau đó, chúng em cùng nhau đi ăn sáng ở quán cháo gần đó. Tuy Hà không trách em, nhưng bài học từ sự việc ấy đã dạy em biết phải giữ lấy lời hứa của mình, trân trọng tình bạn hơn.
Ngày hôm ấy, là sinh nhật bạn. Bữa tiệc ấy có lẽ sẽ rất vui nếu như không có chuyện đó xảy ra. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Sau khi trang trí xong, tôi lên phòng Trân nghỉ xả hơi và bật nhạc nghe. Khi nằm lên giường, cảm thấy có gì cồm cộm dưới gối, tôi liền lấy ra xem thì ra đó là nhật kí của Tran tranh thủ lúc Trân còn đang ở dưới lầu tôi đọc lướt qua cuốn sổ. Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Trân đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt, đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch. Trân hét thất thanh:
- Cậu thật quá đáng!
Tiếng hét của Trân làm tôi chợt tỉnh, tôi vô cùng sợ hãi và bất ngờ, tay tôi run lên, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Đôi mắt Trân nhìn tôi trở nên đầy lạnh lẽo và xa cách. Tôi im lặng không nói lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt.
- Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi! Vừa nói Trân vừa nhặt cuốn nhật kí lên và chạy vội vào phòng, tôi sững sờ chưa kịp nói lời xin lỗi. Bữa tiệc hôm ấy đã diễn ra nhưng không ai thấy sự xa cách của tôi và Trân.
Về nhà tôi suy nghĩ về hành động của mình, tôi tự trách mình "tại sao mày lại tò mò đến vậy? Mày có biết là đã đánh mất đi niềm tin của người bạn thân iu không" Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá!
Cũng chính sự ngang bướng của tôi đã làm mất đi tình bạn của mình Tôi giận mình quá lòng ray rứt vì đã xúc phạm bạn. Tôi thật sự không muốn mất bạn. Trân ơi mình ân hận quá, hãy tha lỗi cho mình. Ngày mai đến lớp tôi sẽ mua cho bạn 1 gói ô mai và nói lời xin lỗi với bạn, Tôi mong bạn tha thứ cho mình và thật sự tôi đã làm được tôi đã lấy hết can đảm để nói lời xin lỗi với Trân. Ngoài sự mong đợi. Trân mỉm cười và chấp nhận tha thứ cho tôi. Bạn nói:
- Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sửa chữa và nói lời xin lỗi là người tốt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thế mình sẽ tha thứ cho cậu.
Tính hiếu kì đôi lúc làm con người khám phá ra những điều mới lạ nhưng cũng có lúc làm cho con người trở nên xấu xa hơn khi nó biến thành sự tò mò tọc mạch. Mỗi con người đều có 1 góc riêng tư không thể bày tỏ cùng ai và điều đó cần được tôn trọng. Vì vậy lén xem trộm nhật kí của bạn là một hành vi không đúng. Tôi đã xúc phạm bạn và nếu như không được tha thứ thì có lẽ tôi sẽ đánh mất tình bạn thiêng liêng này và hạ thấp con người của mình. Xin mọi người hãy tôn trọng những riêng tư của nhau, đừng bao giờ tò mò như tôi
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản.
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành đuợc giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”. Câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi có điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu, bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu. Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế. Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi. Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu, không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình. Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi. Ngày…tháng…năm…Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi.
Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối…Mất mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình. Có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha.…Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này. Tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi.” Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ ngoài ý muốn của mình? Giờ đây, mình chỉ ước ao có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy để có mình thêm chỗ dựa…Nhưng có lẽ tất cả sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”. Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình.” Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình không còn là chính mình, không biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình… Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không?" Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình.” Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,… tất cả dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. Đặc biệt là đối với cô bạn cùng bàn, đôi khi, mình cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng chẳng biết làm thế nào nữa đây…”Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa. Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà thôi.
Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy-đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rửa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.
Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẻ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
Kỉ niệm năm học lớp 8 là một dấu mốc không thể nào quên trong hành trình trưởng thành của tôi. Đó là quãng thời gian tôi học được bài học sâu sắc về lòng tự trọng và sự dũng cảm đối diện với lỗi lầm của bản thân.
Những năm đầu trung học, tôi không phải là học sinh xuất sắc. Dù từng đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi toán, tôi vẫn cảm thấy tự ti trước những lời chế giễu. Khi chuyển đến trường mới, tôi gặp nhiều khó khăn, cả trong học tập lẫn giao tiếp. Tôi trở nên rụt rè, ngại thể hiện mình, và thậm chí có lúc hành động thiếu suy nghĩ. Sự việc đáng nhớ nhất xảy ra trong một buổi học tại phòng chức năng. Vì sự vô ý của mình, tôi đã làm đứt dây đàn vĩ cầm. Lo sợ bị trách mắng, tôi chọn cách im lặng, để rồi hai người bạn tốt, Diệu và Hoàn, phải chịu oan ức và bị hạ hạnh kiểm. Suốt những ngày sau đó, nỗi dằn vặt không buông tha tôi. Từng đêm tôi trăn trở, tự hỏi tại sao mình lại hèn nhát đến vậy, tại sao không đủ dũng cảm đứng lên nhận lỗi? Cuối cùng, lòng tự trọng đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ hãi. Tôi viết thư thú nhận lỗi lầm với thầy chủ nhiệm, mong thầy trả lại sự công bằng cho Diệu và Hoàn. Điều tôi không ngờ là, thay vì khinh ghét, các bạn trong lớp lại yêu mến, cảm thông, và quý trọng tôi hơn. Lời động viên của thầy chủ nhiệm không chỉ giúp tôi sửa chữa sai lầm mà còn dạy tôi giá trị của sự trung thực và dũng cảm.
Kết thúc năm học, tôi không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nhận được bài học lớn về nhân cách. Nhớ lại câu chuyện ấy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải sống thật với lòng mình, dám nhận lỗi và sửa chữa. Đó là cách giúp tâm hồn được thanh thản và trưởng thành hơn mỗi ngày.
---/---
Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt!