logo

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ SGK 7 trang 53 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ SGK 7 trang 53 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Mục lục nội dung

Định hướng

Câu hỏi (trang 53 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi: “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cả xúc gì? Vì sao?”

- Những lưu ý khi viết:

+ Đọc kĩ nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Xác định các yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

+ Viết đoạn văn trong đó nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?


Thực hành

Câu hỏi (trang 53 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Bài tập: Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Lời giải 

Dàn ý

- Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.

- Thân đoạn: Trình bày các chi tiết thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.

- Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ SGK 7 trang 53 - Văn Cánh diều

Bài tham khảo: 

Mẫu 1: Bài  “Mẹ” (Đỗ Trung Lai)

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ: 

“Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ”. Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

Mẫu 2: Bài “Ông đồ” (Vũ Đình Liên)

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy ở đây tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Giấy, mực nghiên là những vật dụng liên quan đến thư pháp - một nét đẹp truyền thống của ông cha, là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn vì sự thở ơ của con người thời đại mới. Ngoài ra ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Dù không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng cảnh vật ở đây như nhuốm màu tâm trạng có lẽ vì "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Mẫu 3: Bài  “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ SGK 7 trang 53 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022