logo

Viết bài văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Viết bài văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý Viết bài văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác và khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của khổ 1 bài thơ.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Sáng tác năm 1976 khi lăng Bác vừa được khánh thành, tác giả lần đầu được ra thăm Bác.

- Lời thông báo mộc mạc nhưng chứa đựng bao yêu thương, xúc động của người con miền Nam.

+ Sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời cũng gợi sự gần gũi, gắn bó.

+ Trong trái tim, khối óc của hàng triệu con người Việt Nam Bác vẫn sống mãi.

- Hình ảnh hàng tre bát ngát bên lăng Bác mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc:

+ Ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam" để chỉ con người, dân tộc Việt Nam

+ Thành ngữ "bão táp mưa sa" và nghệ thuật nhân hóa "đứng thẳng hàng" gợi ra vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất kiên cường của con người Việt Nam.

+ Hàng tre ấy còn như một đội quân anh dũng đứng canh bảo vệ giấc ngủ của Bác.

3. Kết bài

Cảm nhận chung


Viết bài văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác - Bài mẫu 1

     Khi nhắc đến hai tiếng Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam chúng ta luôn cảm thấy thân thương và gần gũi hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của một vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước, một trái tim tràn ngập yêu thương và bản lĩnh phi thường ấy đã trở thành cảm hứng để các nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm song hành cùng thời gian. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ như thế, đặc biệt khổ thơ đầu của văn bản đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu xa:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

     Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976, khi công trình lăng Bác vừa được khánh thành. Lần đầu tiên từ miền Nam hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương chất chứa cảm xúc vừa trân trọng, vừa xúc động nghẹn ngào. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên khái quát cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.

     Câu thơ đầu như lời thông báo mộc mạc mà chất chứa biết bao cảm xúc thân thương của người con ở miền Nam lần đầu được vào lăng viếng Bác: " Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Chữ "con" cất lên sao mà ngọt ngào, ấm áp nhưng cũng không vơi bớt lòng thành kính, trân trọng đến thế. Khoảng cách về không gian địa lí được thu hẹp và khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân cũng trở nên thân mật như tình cha con một nhà. Nghệ thuật nói giảm nói tránh được Viễn Phương sử dụng rất khéo léo, tác giả không dùng chữ "viếng" mà lại sử dụng từ "thăm" để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời cũng gợi sự gần gũi, gắn bó giữa Bác với "con". Bác dường như vẫn còn sống mãi trong muôn triệu trái tim, khối óc của người con đất Việt. Câu thơ đã khái quát được hoàn cảnh và cảm xúc của tác giả, đó cũng là cảm xúc của tất cả người dân Việt Nam dành cho Bác - vị cha già của dân tộc.

     Đứng trước lăng Bác, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm với tác giả đó chính là hàng tre bát ngát:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

     Có phải ngẫu nhiên không mà trước bao nhiêu loài cây, loài hoa rực rỡ sắc màu trước lăng Bác, Viễn Phương lại chỉ ấn tượng với cây tre giản dị? Câu trả lời là không, bởi cây tre là hình ảnh thân thuộc gắn với làng quê đất Việt, nó vừa gợi lên sự trang nghiêm nhưng cũng không kém phần gần gũi. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực, cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam" để chỉ con người, dân tộc Việt Nam kết hợp với thành ngữ "bão táp mưa sa" và nghệ thuật nhân hóa "đứng thẳng hàng" biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất kiên cường của mỗi công dân nước Việt. Dù trải qua bao thăng trầm chống giặc ngoại xâm nhưng nhân dân ta vẫn chung một ý chí quyết tâm chiến thắng, giành lại độc lập cho dân tộc. Hàng tre ấy còn như một đội quân anh dũng đứng canh bảo vệ giấc ngủ của Bác. Thán từ "ôi" ở đầu câu thơ đã trở thành phương tiện chuyển tải cảm xúc xúc động của người con miền Nam xa xôi ra thăm người.

     Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, người đọc đã hình dung được cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Đó cũng là cảm xúc của nhân dân ta khi đứng trước lăng Bác, đứng trước người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.


Viết bài văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác - Bài mẫu 2

     Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương.

     Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi.

     Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.


Viết bài văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác - Bài mẫu 3

     Khi nhắc đến hai tiếng Bác Hồ, mỗi người dân Việt Nam chúng ta luôn cảm thấy thân thương và gần gũi hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của một vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước, một trái tim tràn ngập yêu thương và bản lĩnh phi thường ấy đã trở thành cảm hứng để các nhà thơ sáng tạo nên những tác phẩm song hành cùng thời gian. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ như thế, đặc biệt khổ thơ đầu của văn bản đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu xa:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

     Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976, khi công trình lăng Bác vừa được khánh thành. Lần đầu tiên từ miền Nam hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương chất chứa cảm xúc vừa trân trọng, vừa xúc động nghẹn ngào. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên khái quát cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.

     Câu thơ đầu như lời thông báo mộc mạc mà chất chứa biết bao cảm xúc thân thương của người con ở miền Nam lần đầu được vào lăng viếng Bác: " Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Chữ "con" cất lên sao mà ngọt ngào, ấm áp nhưng cũng không vơi bớt lòng thành kính, trân trọng đến thế. Khoảng cách về không gian địa lý được thu hẹp và khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân cũng trở nên thân mật như tình cha con một nhà. Nghệ thuật nói giảm nói tránh được Viễn Phương sử dụng rất khéo léo, tác giả không dùng chữ "viếng" mà lại sử dụng từ "thăm" để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời cũng gợi sự gần gũi, gắn bó giữa Bác với "con". Bác dường như vẫn còn sống mãi trong muôn triệu trái tim, khối óc của người con đất Việt. Câu thơ đã khái quát được hoàn cảnh và cảm xúc của tác giả, đó cũng là cảm xúc của tất cả người dân Việt Nam dành cho Bác - vị cha già của dân tộc.

     Đứng trước lăng Bác, hình ảnh đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm với tác giả đó chính là hàng tre bát ngát:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

     Có phải ngẫu nhiên không mà trước bao nhiêu loài cây, loài hoa rực rỡ sắc màu trước lăng Bác, Viễn Phương lại chỉ ấn tượng với cây tre giản dị? Câu trả lời là không, bởi cây tre là hình ảnh thân thuộc gắn với làng quê đất Việt, nó vừa gợi lên sự trang nghiêm nhưng cũng không kém phần gần gũi. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực, cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Ẩn dụ "hàng tre xanh xanh Việt Nam" để chỉ con người, dân tộc Việt Nam kết hợp với thành ngữ "bão táp mưa sa" và nghệ thuật nhân hóa "đứng thẳng hàng" biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất kiên cường của mỗi công dân nước Việt. Dù trải qua bao thăng trầm chống giặc ngoại xâm nhưng nhân dân ta vẫn chung một ý chí quyết tâm chiến thắng, giành lại độc lập cho dân tộc. Hàng tre ấy còn như một đội quân anh dũng đứng canh bảo vệ giấc ngủ của Bác. Thán từ "ôi" ở đầu câu thơ đã trở thành phương tiện chuyển tải cảm xúc xúc động của người con miền Nam xa xôi ra thăm người.

     Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, người đọc đã hình dung được cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Đó cũng là cảm xúc của nhân dân ta khi đứng trước lăng Bác, đứng trước người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Viết bài văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 03/06/2021 - Cập nhật : 03/06/2021