logo

Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Nghĩa là sau khi quần thể vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ và tìm được nguồn dinh dưỡng thích hợp, quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng và sinh sản. Việc phơi khô, sấy khô thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể sinh vật. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu rõ hơn qua câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh học vi sinh vật SBT Sinh 10 nhé!


Trắc nghiệm Sinh 10: Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

A. Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vi sinh vật.

B. Ướp muối, ướp đường thực phẩm.

C. Phơi khô, sấy khô thực phẩm.

D. Lên men.

Đáp án đúng: C. Phơi khô, sấy khô thực phẩm.

Việc phơi khô, sấy khô thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể sinh vật. 


Giải đáp tại sao C là đáp án đúng

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Nghĩa là sau khi quần thể vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ và tìm được nguồn dinh dưỡng thích hợp. Lúc đó quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng và sinh sản.

Yếu tố độ ẩm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:

+ “Ở đâu có nước là ở đó có sự sống”, do đó, độ ẩm là một trong những yếu tố tiên quyết phạm vi phân bố của các loài vi sinh vật.

+ Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.

+ Nhìn chung, vi khuẩn là nhóm sinh vật đòi hỏi độ ẩm cao hơn so với nấm men và nấm sợi. Chính vì vậy người ta có thể ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật thông qua việc điều chỉnh độ ẩm của môi trường mà chúng đang sinh sống.

+ Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.Vì vậy, việc phơi khô, sấy khô thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể sinh vật. 

Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

>>>> Tham khảo: Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein tinh bột lipid cellulose bằng cách nào


Trắc nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Câu 1: Dựa vào nhiệt độ có thể chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 4

Có 4 nhóm VSV:

+ VSV ưa lạnh: Sống ở Nam cực(t0 <150C).

+VSV ưa ấm: Sống ở đất nước, kí sinh(t0: 20 - 400C)

+ VSV ưa nhiệt: Nấm, tảo, vi khuẩn(55 – 650C)

+ VSV ưa siêu nhiệt: Vi khuẩn đặc biệt(75 – 1000C)

Câu 2: Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là gì?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.

B. Ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.

C. Gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.

D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?

A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ.

B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được

D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.

Câu 4: Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

A. 3

B. 5

C. 7

D. 4

Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính : vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.

Câu 5: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất

A. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

B. Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

C. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được

D. Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 19/11/2022