Việc "đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" nhằm mục đích Tạo thêm việc làm cho người lao động. Từ đó đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian nông nhàn tại nông thôn (ví dụ ngoài thời gian canh tác lúa, người dân có thể làm thêm nghề phụ như trồng rauu, nuôi gà, làm mây tre đan, gia công may mặc, làm đồ gốm...trong thời gian nông nhàn).
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên cả nước.
B. Tạo thêm việc làm cho người lao động.
C. Thúc đẩy phân công lao động xã hội.
D. Mở rộng thị trường buôn bán trong và ngoài nước.
Đáp án đúng là: B. Tạo thêm việc làm cho người lao động.
Việc "đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" nhằm mục đích Tạo thêm việc làm cho người lao động. Từ đó đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian nông nhàn tại nông thôn (ví dụ ngoài thời gian canh tác lúa, người dân có thể làm thêm nghề phụ như trồng rauu, nuôi gà, làm mây tre đan, gia công may mặc, làm đồ gốm...trong thời gian nông nhàn).
“Đa dạng hoá kinh tế nông thôn là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá với tỷ suất hàng hoá cao, tận dụng triết để các lợi thế so sánh của các hộ, các vùng, trước hết là nguồn lực đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên ưu đãi để đáp ứng yêu cầu tại chỗ và góp phần tham gia vào các quá trình phân công và hợp tác kinh tế trong nội bộ hộ gia đình nông dân cũng như trong phạm vi rộng”
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn...
Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn. Cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học - công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng tăng. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.
Việt Nam là một đất nước có khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn, lao động ở nông thôn cũng chiếm gần 70% lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù trong những năm qua, xu hướng đô thị hóa đang gia tăng, nhưng theo Tổng cục Thống kê, "đến năm 2014, có 69,3% lực lượng lao động nước ta tập trung ở nông thôn".
Trồng trọt nói chung, thâm canh lúa nói riêng luôn gắn chặt với yếu tố thời vụ. Vì vậy, những người làm nghề nông thường có một khoảng thời gian rảnh rỗi nhất định không phải lo tới việc đồng áng mà người ta gọi là thời gian nông nhàn. Đối với một tỉnh hơn 70% dân số sản xuất nông nghiệp thì giải được “bài toán” nông nhàn cũng đồng nghĩa với việc khai thác được tiềm năng lao động, tăng thu nhập cho nông dân và góp phần ổn định xã hội.
Thực tế cho thấy, để xoá đói giảm nghèo một cách bền vững ở nông thôn thì vấn đề cơ bản nhất là tạo công ăn việc làm cho người lao động, có thu nhập ổn định, trên cơ sở điều kiện thực tế và tiềm năng sẵn có của địa phương.
>>>Tham khảo: Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là?