Các hoạt động khi thức ăn được đưa vào trong khoang miệng gồm: Biến đổi lí học và biến đổi hóa học. Hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo. Vậy vì sao trong miệng có enzim tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây? Cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!
A. Thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn.
B. Lượng enzim trong nước bọt quá ít.
C. Độ pH trong miệng không phù hợp cho enzim hoạt động.
D. Thức ăn chưa được nghiền nhỏ để thấm đều nước bọt.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn.
Trong miệng có enzim tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây vì thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn.
>>> Xem thêm: Thành phần cơ bản của enzim là
Hệ tiêu hóa là nơi cơ thể phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ vào cơ thể. Hiểu về quá trình thức ăn được tiêu hóa như thế nào thì bạn sẽ biết cách ăn uống hợp lý để tiêu hóa tốt hơn.
Về cơ bản, quá trình tiêu hóa ở miệng gồm 2 hành động là nhai và nuốt. Đây là một trong những quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại khoang miệng. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của dịch tiêu hóa – ở miệng gọi là nước bọt. Trong nước bọt có chứa các chất nhầy, men amylase, men khử khuẩn và số ít men maltase. Men amylase có nhiệm vụ biến tinh bột chín thành đường maltriose, dextrin và maltose. Men maltase thì có tác dụng biến lactose thành glucose. Quá trình này mang lại kết quả như sau: Lipid và Protid chưa được phân giải, 1 phần tinh bột chín được phân giải thành maltose.
Kết quả tiêu hóa ở miệng: Chưa phân giải các chất protid và lipid, phân giải một phần nhỏ tinh bột chính thành đường maltoza. Vì thời gian thức ăn lưu lại trong miệng chỉ khoảng 15 - 18 giây (rất ngắn) nên sự phân giải không đáng kể, chưa có hiện tượng hấp thu.
Vì thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn nên ất ít tinh bột được biến đổi ở trong miệng.
>>> Xem thêm: Enzim có đặc tính nào sau đây?
Câu 1: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn:
A. Làm ướt, mềm thức ăn
B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn
C. Thấm nước bọt
D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt
Đáp án đúng: D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt
Tạo viên thức ăn giúp tạo kích thước vừa phải để dễ nuốt
Câu 2: Enzyme có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa thức ăn?
A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn
B. Giúp xúc tác các phản ứng xảy ra nhanh hơn
C. Tạo môi trường để nhào trộn thức ăn
D. Tiêu diệt vi sinh vật gây hại trong thức ăn.
Đáp án đúng: B. Giúp xúc tác các phản ứng xảy ra nhanh hơn
Enzyme là chất xúc tác sinh học, chỉ với một lượng rất nhỏ nó giúp các phản ứng trong cơ thể xảy ra với tốc độ rất nhanh.
Câu 3: Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học:
A. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza
B. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.
C. Cẩn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza…
D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị.
Đáp án đúng: C. Cẩn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza…
Khoang miệng thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
Câu 4: Trong nước bọt có chứa loại enzim nào?
A. Mantaza
B. Lipaza
C. Amilaza
D. Prôtêaza
Đáp án đúng: C. Amilaza
Trong nước bọt có chứa enzim amilaza
Câu 5: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm?
A. Lactôzơ
B. Glucôzơ
C. Mantôzơ
D. Saccarôzơ
Đáp án đúng: C. Mantôzơ
Đường mantôzơ được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm.
----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Vì sao trong miệng có enzim tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.