logo

Vì sao tác giả cho rằng cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề và cần dùng trái tim để cảm nhận?

Câu hỏi: Vì sao tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận"? Hãy đưa ra bằng chứng cho câu trả lời của em.

Vì sao tác giả cho rằng cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề và cần dùng trái tim để cảm nhận?

Lời giải:

Tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề và cần dùng trái tim để cảm nhận” vì chính việc nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp mỗi người có được cái nhìn sâu sắc, đa chiều về một vấn đề. Việc cảm nhận bằng trái tim sẽ giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm với suy nghĩ của người khác, thấu hiểu được những điều mà người đó muốn thể hiện.

Ví dụ: 

Một bức tranh vẽ những ngọn núi, những ngọn núi này cao chót vót và lởm chởm đá. Phía trên là bầu trời mây đen, mưa như trút nước kèm theo các tia chớp. Trên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Nhưng đằng sau dòng thác đó lại là bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của tảng đá. Ở bụi cây ấy, có một con chim mẹ đang xây tổ và âu yếm đàn con của mình.

Với người có cái nhìn bình thường sẽ chỉ đơn thuần coi đó là một bức vẽ về cảnh thiên nhiên, núi đá, mưa bão, không đặc sắc. Nhưng khi đặt mình vào vị trí của người vẽ chúng ta sẽ thấy rằng, đó là khát vọng về sự bình yên, sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có ồn ào, không khó khăn, cực nhọc mà bình yên có nghĩa là ngay cả chính khi đang ở trong phong ba bão táp chúng ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong chính trái tim mình.

>>> Xem thêm: Soạn bài Hoàng tử bé - một cuốn sách diệu kì lớp 8 trang 100, 103 Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 05/05/2023 - Cập nhật : 30/06/2023