logo

Vì sao sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam chảy theo hướng vòng cung?

Câu hỏi: Vì sao sông Cầu, sông Thương Sông Lục Nam chảy theo hướng vòng cung?

Trả lời:

- Do hướng của địa hình: địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi chạy thoe hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung .

- Các dãy núi của nước ta ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng Tây Bắc – Đông Nam rõ rệt là vì các dãy núi này đã được hình thành trong đầu mút của địa máng cổ kéo dài từ phía Himalaya tới theo hướng Tây Bắc – Đông Nam . Các núi có hướng vòng cung chủ yếu là được hình thành ở rìa phía đông của các mảng nền cổ, cho nên hình dạng của các mảng nền này cũng có tác dụng định hướng cho các nếp uốn hình thành nên chúng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về đặc điểm sông ngòi Việt Nam nhé:


1. Đặc điểm chung

Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài >10km, trong đó có 106 dòng chính còn lại là phụ lưu. Dọc trên đường bờ biển trung bình cứ 20km lại có một con sông đổ ra cửa biển. Hầu hết các con sông đều đổ ra biển Đông, có một số ít chạy ra bên ngoài lãnh thổ nguyên nhân chủ yếu do địa hình nghiêng. Địa hình chủ yếu là đồi núi xen lẫn các bồn lục địa, thung lũng nên đặc điểm sông ngòi Việt Nam tựu chung lại là các con sông hầu hết là ngắn và lưu vực nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Cửu Long, sông Hồng, sông Đồng Nai đa phần là bắt nguồn từ nước ngoài.

Vì sao sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam chảy theo hướng vòng cung?

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

– 93% các sông nhỏ và ngắn.

– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm. Do khí hậu có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô phân hóa rõ rệt kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào nên lượng nước sông nước ta rất phong phú. Nghiên cứu chỉ ra rằng: lưu lượng nước bình quân 26.600 m3/s. Tổng lượng nước TB là 839 tỉ m3/năm trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5% nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh chiếm 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta. Nếu xét theo vị trí thì lượng nước trên mặt chiếm 76% (637 tỉ m3/năm), nước ngầm 24% (202 tỉ m3/năm).

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm. Do sông ngòi chảy trên miền địa hình dốc, sức xâm thực rất mạnh nên đặc điểm sông ngòi Việt Nam là có hàm lượng phù sa lớn. Sông ngòi Việt Nam vận chuyển TB 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa đạt TB 200 triệu tấn/năm. Trong đó sông Hồng 120 triệu tấn. Sông Cửu Long 70 triệu tấn, còn lại các sông khác. Độ đục bình quân 223g/m3. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các khu vực. Nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng thì độ đục lên đến 600 – 700 g/m3, nơi có nhiều đá vôi giảm xuống còn 70 g/m3. Theo thông báo mới nhất thì độ đục cao nhất thuộc sông Hồng, tiếp đến là sông Cửu Long,….


2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a. Giá trị của sông ngòi.

Sông ngòi từ xa xưa đã là nguồn sống của ông cha ta. Mang lại lượng giá trị không hề nhỏ. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, đặc điểm của sông ngòi Việt Nam cũng mang giá trị không hề nhỏ.

Ví dụ như có giá trị về thủy điện, thủy lợi, nông nghiệp (phù sa) và ở một số đọan trung lưu và hạ lưu còn phát triển GTVT. Ngoài ra, nó còn có giá trị về mặt du lịch, thủy sản,…

Sông ngòi còn có tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân như:

- Nông nghiệp: bồi tụ phù sa thành đồng bằng châu thổ

- Ngư nghiệp: khai thác thủy, hải sản vùng sông, suối, mang lại giá trị cao.

- Công nghiệp: đóng góp phần không hề nhỏ trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta (thủy điện).

- Dịch vụ: sông ngòi là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị lớn, hàng loạt các hệ thống giao thông đường thủy ra đời.

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.

– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm

* Biện pháp

– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi

– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.

– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi. 

icon-date
Xuất bản : 13/12/2021 - Cập nhật : 14/12/2021