logo

Trình bày đặc điểm dân cư châu Á

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm dân cư châu Á

Trả lời:

Đặc điểm dân cư châu Á:

- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 9% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỷ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bằng mức trung bình của thế giới nhờ thực hiện tốt chính sách dân số ở các nước đông dân.

- Dân cư phân bố không đều, tập chung chủ yếu ở vùng ven biển, ven sông như: Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc, ... do có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi. Thưa thớt ở vùng cực và nội địa như: phía tây Trung Quốc, I- rac, A- râp- xê- ut, ... do có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, lạnh giá.

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc: Phần lớn thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it (Đông Á, Bắc Á, Đông Nam Á), Ơ-rô-pê-ô-it (Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á), ngoài ra một bộ phận nhỏ thuộc Ô-xtra-lô-it (Đông Nam Á).

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Châu Á để thấy rõ hơn đặc điểm dân cư châu Á nhé!


Châu Á – Châu lục đông dân nhất thế giới

- Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 9% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỷ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

- Sở dĩ, Châu Á có số dân đông nhất thế giới là do:

   + Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới.

    + Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động.

    + Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.


Dân cư Châu Á gồm nhiều chủng tộc.

- Cư dân châu Á thuộc ba chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là: Môn-gô-lô-ít: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á.

- Người Môn-gô-lô-ít, hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểm chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông cổ. Người Môn-gô-lô-ít chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được chia thành hai hay nhiều tiêu chủng tộc khác nhau tạo lên đặc điểm dân cư châu Á phong phú

- Tiểu chủng tộc Môn-gô-lô-ít phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi và phần Bắc vùng Nội Á, bao gồm người Siberi (người Eskimo, người Evanks), người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc. Ngoài những đặc điểm của người Môn-gô-lô-ít nói chung, người Môn-gô-lô-ít phương Bắc còn có tầm vóc cao hơn và nước da sáng hơn.

Trình bày đặc điểm dân cư châu Á

- Tiểu chủng tộc Môn-gô-lô-ít phương Nam gồm người Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tiểu chủng tộc được hình thành do sự hòa huyết giữa người Môn-gô-lô-ít với người Nê-grô-ít. Vì thế họ có da màu vàng sậm, cánh mũi rộng, môi hơi dày, tóc làn sóng và hàm hơi vẩu.

- Ơrôpêôít: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người này được gọi chung là tiểu chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phương Nam. Họ có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình.

- Nêgrôít: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và một số rải rác ở Indonesia và Malaysia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục.


Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn

- Ấn Độ giáo:  Ấn Độ giáo là tôn giáo duy nhất không do một ai sáng lập mà được hình thành từ những quy tắc và nền văn minh của xã hội Ấn Độ xưa (khoảng năm 3000 TCN). Lúc này là thời kỳ nền văn minh lưu vực sông Ấn phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất. Đa số giáo dân Ấn Độ giáo hiện nay là người Ấn, một số khác ở khu vực Đông Á, Nam Á và Fiji, Guyana, Mauritus. Họ thờ ba vị thần quan trọng nhất là: thần Brahma, thần Vishnu và thần Shiva.

- Phật giáo: Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ chính thức (đã quy y Tam Bảo) khoảng 365 triệu người. Số lượng tín đồ không chính thức (chưa quy y Tam Bảo nhưng có niềm tin vào Phật pháp) là 1.2 tỉ người. Phật giáo thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát và một số vị Phật khác. 

- Ki-tô giáo: Ra đời ở Pa-le-xtin vào đầu công nguyên, thờ chúa Giê Su, chủ yếu ở Philippines. Ki-tô giáo bắt nguồn từ một nhánh của Do Thái giáo ở vùng Trung Đông. Giê-su từng là một người Do Thái, bị tổng trấn Pontius Pilate cho là phạm tội và xử tử trên thập tự. Tất cả mọi người cho rằng Giê-su chỉ là một người bình thường và họ tin Ngài đã chết. Nhưng một số khác khẳng định Giê-su là con của Thiên Chúa, Ngài sẽ tái sinh trở lại. Từ đó chia rẽ và hình thành nên Ki-tô giáo.

- Hồi giáo: Hồi giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII. Theo ghi chép, Muhammad được xem là một thiên sứ, nhận mặc khải của Allah Đấng tối cao truyền bá đạo Hồi lại cho con người. Hồi giáo được biết đến đầu tiên ở bán đảo Ả Rập, sau đó nhanh chóng lan truyền đi khắp thế giới. Hồi giáo là tôn giáo có số lượng giáo dân đông thứ hai hiện nay nhưng có tốc độ gia tăng về số lượng nhanh nhất. Trên thế giới có hơn 1.57 tín đồ theo Hồi giáo, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Trung Á, Bắc Phi và một số khu vực khác. Người hồi giáo thờ Thiên Chúa Allah.

Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.

icon-date
Xuất bản : 24/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021