logo

Vì sao Quốc tế thứ hai bị tan rã?

Quốc tế thứ hai ra đời là đánh dấu sự khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống, tiền lương và ngày lao động. Nhưng không báo lâu thì quốc tế thứ hai bị tan rã do diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội, thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

Để hiểu rõ hơn về sự tan rã của quốc tế thứ hai, các bạn hãy cùng Toploigiai theo dõi phần nội dung phía dưới nhé.


1. Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai

Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán:

- Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

- Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.

Công nhân nhiều nước được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, từ đó dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới nổ ra mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh rộng rãi, quyết liệt. Từ các phong trào đấu tranh này đã sản sinh ra các chính đảng của giai cấp công nhân.  Đến cuối thế kỷ XIX, ở hầu hết các nước có phong trào công nhân đều đã có đảng xã hội chủ nghĩa hoặc đảng xã hội - dân chủ, trong đó đảng có uy tín như Đảng Xã hội – Dân chủ Đức. Đây là giai đoạn giai cấp vô sản đã thực sự trở thành một giai cấp độc lập về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới tiếp nối nhiệm vụ của Quốc tế I. Sau khi C.Mác qua đời 1883, sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế thuộc về Ph. Ăngghen. Ăngghen cũng đề ra kế hoạch tổ chức, biện pháp thực hiện đại hội. nhờ đó, ngày 14-7-1889, Đại hội công nhân quốc tế được khai mạc tại Pa-ri với 395 đại biểu từ 20 nước trên thế giới đến tham dự. Khẩu hiệu trung tâm của Đại hội là ''Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.

Đại hội công nhân quốc tế họp ở Pa-ri ngày 14-7-1889, thành lập một tổ chức quốc tế mới - Quốc tế xã hội chủ nghĩa hay còn được gọi là Quốc tế II. Để thay thế cho Quốc tế I, và giải quyết những vẫn đề của giai cấp công nhân trong việc đấu tranh với kinh tế và đấu tranh chính trị.

Vì sao quốc tế thứ hai bị tan rã

>>> Tham khảo: Trình bày hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai?


2. Những hoạt động của quốc tế thứ hai

14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri. Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò của quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.

Đồng thời, Đại hội ra nghị quyết khẳng định rằng chủ nghĩa cộng sản khoa học là cơ sở tư tưởng của phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết chỉ rõ: ''Sự nghiệp giải phóng lao động và toàn thể nhân loại chỉ có thể đạt được do giai cấp vô sản đã được tổ chức lại, với tư cách là một giai cấp, trên phạm vi quốc tế; giai cấp ấy phải giành lấy chính quyền để thực hiện việc tước đoạt tư sản và biến tư liệu sản xuất thành sở hữu công cộng''.

Đóng góp: quốc tế II giúp Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước.

Hạn chế: ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa vô chính phủ. Những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội vẫn hoạt động mạnh mẽ, gây ra sự phân hóa trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nhiều quốc gia Châu Âu.

>>> Tham khảo: Nêu những quyết định quan trọng của quốc tế thứ hai?

-------------------------------

Tóm lại, những thông tin trên bài đọc trên là những nội dung liên quan đến Quốc tế thứ hai, sư hình thành, hoạt động và nguyên nhân tan rã của Quốc tế thứ hai. Những nội dung trong bài đã được Toploigiai chọn lọc và tổng hợp một cách chính xác, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 24/11/2022