logo

Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm?

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, tác phẩm của ông có thể loại và đề tài phong phú. Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm? Toploigiai chia sẻ đến bạn đọc câu trả lời hay và chính xác nhất.


1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến

Tiểu sử

- Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng. Sinh ra tại quê ngoại - xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội - làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình => Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà. Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

Sự nghiệp văn học

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến nổi bật ở cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau.

- Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.


2. Bài thơ Tự trào của Nguyễn Khuyến

"Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đương dở cuộc không còn nước,

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Mở miệng nói ra gàn bát sách,

Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,

Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng."


3. Nội dung bài thơ Tự trào 

Nhân dân bị đẩy đến con đường lầm than, xã hội ngày càng khủng hoảng khi bị đẩy lên cao khi triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đặt bút ký bản Hiệp ước với Pháp. Ở chốn quan trường diễn ra bao cảnh ngang tai trái mắt, đổi trắng thay đen, vua không ra vua, tôi không ra tôi, xã hội biến động. Chứng kiến cảnh tượng đó, nhà thơ không đành lòng làm quan, Nguyễn Khuyến đã quyết tâm rũ bỏ “bụi đời” để trở về với Yên Đổ vào năm 1883. Bài thơ Tự trào của thi sĩ Nguyễn Khuyến thoạt nhìn qua chính là tiếng cười cho bản thân, nhà thơ tự cười nhạo mình nhưng thực ra đằng sau đó là tiếng nói, tiếng cười châm biếm, đả kích xã hội nhiễu nhương lúc bấy giờ bởi cười mình cũng chính là đang nhạo đời.


4. Tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm

Nguyễn Khuyến một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu, ta biết đến ông từ tác phẩm Thu điếu với lối sống thanh cảnh, yêu đời - yêu người. Đến với tác phẩm Tự trào thì lại càng sâu sắc hơn. Tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Tự trào" là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thúy và thấm đẫm nước mắt. Có lẽ bởi Nguyễn Khuyến luôn day dứt, tự trách vì mình không giúp ích được nhiều cho đất nước, dân tộc. Ông không thể đấu đá lại với chốn quan trường nên đành lui về ở ẩn, giữ gìn danh tiết và quên đi những sầu muộn. Do đó, bài thơ "Tự trào" chính là tiếng lòng của ông, ông cười sự hèn kém của mình. Đó là tiếng cười của con người có lương tâm, có ý thức liêm sỉ, thâm thúy và đẫm nước mắt.

Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm?

4. Những tác phẩm văn học tiêu biểu của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm 3 bài thơ Thu

Thu Điếu – Một trong những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến bao gồm: Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, cùng với đó là nhiều những bài ca, văn tế, hát ả đào và nhiều câu đối truyền miệng.

Trong tác phẩm Quế Sơn thi tập có khoảng hơn 200 bài thơ được viết bằng chữ Hán và hơn 100 bài thơ được viết bằng chữ Nôm với nhiều các thể loại khác nhau.

Trong bộ phận những nhà thơ Nôm thời bấy giờ thì Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là một nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của nhà thơ hầu hết được viết là thơ trữ tình. Có thể nói là cả 2 lĩnh vực trên thì nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đều rất thành công.

Những tác phẩm của nhà thơ đã khiến cho người đọc của bao nhiêu thế hệ xúc động và đang phải suy ngẫm. Những câu thơ là những băn khoăn day dứt, với nước mắt và nụ cười của nhà thơ. Chúng ta, nên tự hào vì nên văn học Việt Nam đã có một nhà thơ như thế.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến – Một nhà thơ có đức và có tài, với một lòng yêu nước, thương dân mà không thể giúp được gì ngoài những ngòi bút đau vì dân, khóc vì dân đã giúp cho văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.

>>> Tham khảo: Nguyễn Khuyến được mệnh danh là gì?

----------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm?. Hi vọng thông qua bài viết này chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung câu hỏi. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/10/2022 - Cập nhật : 15/08/2023