logo

Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?

A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít 

B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

C. Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình

D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Trả lời:

Đáp án cần chọn là: C. Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình

- Các chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về chủ nghĩa phát xít nhé!


Kiến thức mở rộng về chủ nghĩa phát xít


1. Khái niệm chủ nghĩa phát xít là gì?

- Theo định nghĩa trong chương trình giáo dục tại nước ta thì Chủ nghĩa phát xít là “hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa, là lực lượng đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới”.

- Vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề và bản chất tự nhiên của chủ nghĩa này. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và các quan điểm về một nhà nước chuyên chế mang tính chất quân phiệt, độc tài và toàn trị. Nó đối lập với chủ nghĩa tự, đối lập với những quan điểm về một nhà nước dân chủ.

Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?

2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa phát xít

- Sau khi tìm hiểu rõ khái niệm chủ nghĩa phát xít và những đặc điểm của nó thì ta sẽ tìm hiểu về những nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa phát xít. Có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít như sau:

- Bước vào giai đoạn 1929-1933, ở các nước tư bản phương Tây xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội vô cùng lớn. Điều này đã dẫn đến các xu hướng chính trị bạo lực cực đoan và được cho là tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa phát xít. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho dân chúng ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ vô cùng khốn khổ. An ninh trật tự không được đảm bảo. Đặc biệt là sự xuất hiện của xu hướng bạo lực xã hội được tạo ra bởi tầng lớp trẻ không có nghề nghiệp và mất định hướng về tương lai.

- Để có thể chấm dứt tình trạng hỗn độn đó, chính phủ các quốc gia Phương Tây đặt niềm tin vào việc tăng cường các cuộc chạy đua vũ trang. Họ quân phiệt hóa nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa phát xít.


3. Có bao nhiêu nước phát xít?

- Trên thế giới có 3 nước phát xít lớn. 3 nước là nguyên nhân gây ra bao thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Đó chính là Đức Quốc xã, Ý và Đế quốc Nhật Bản. Ba nước này hợp thành khối Trục. Mục tiêu của khối trục đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Đức Quốc xã: Chế độ phát xít của nước Đức được đặt dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã. Phát xít Đức là một nhà nước phát xít toàn trị, cai quản gần như mọi mặt của cuộc sống. Nét đặc trưng nổi bật nhất của nhà nước phát xít này là vấn đề phân biệt chủng tộc. Đặc biệt là bài trừ Do Thái, trong đó tàn bạo nhất có cuộc diệt chủng Holocaust.

+ Phát xít Ý: Chế độ phát xít của Ý thì nằm dưới quyền thống trị của đảng Phát xít do Benito Mussolini lãnh đạo từ năm 1922 đến 1943. Chủ nghĩa phát xít này được xem là hình mẫu cho các hình thức chủ nghĩa phát xít khác. Chính sách độc tài của Ý tuy không tàn bạo bằng hệ thống của Hitler. Nhưng hệ thống đàn áp cũng đã khủng bố, hãm hại và thủ tiêu cả chục ngàn người chống đối.

+ Đế quốc Nhật Bản: Là một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ năm 1868 đến năm 1947. Tức là chỉ tồn tại đến sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc. Trong cuộc chiến này Phát xít Nhật đồng ý liên minh quân sự với Đức và Ý với mục đích là bành trướng thế lực của mình ở châu Á. Trong suốt giai đoạn tồn tại thì các chính sách độc tài của Đế quốc Nhật Bản cũng tàn bạo không kém gì hai nước phát xít Đức và Ý.


4. Tại sao nói chủ nghĩa phát xít là chiến tranh?

- Tại sao nói chủ nghĩa phát xít là chiến tranh? Bởi vì chủ nghĩa phát xít là chủ nghĩa độc đoán nhất trong lịch sử loài người, đồng thời luôn cho rằng chủ nghĩa này đã đi đến bước cuối cùng tốt đẹp nhất trong lịch sử của hệ tư tưởng chính trị. Chủ nghĩa phát xít ảo tưởng rằng đây chính là hệ tư tưởng ưu việt nhất. Bên cạnh đó, đế chế phát xít cũng tự cho mình có quyền sinh sát để loại bỏ, thủ tiêu toàn bộ những con người không thuộc chủng người phát xít. Chủ nghĩa phát xít sử dụng vũ lực cùng chiến tranh trong việc xử lý các quan hệ quốc tế hay quốc nội.Để thực hiện quyền lực đó, chủ nghĩa phát xít ra sức đàn áp trên mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, chính trị… một cách độc ác và tàn bạo. Bởi những điều này mà nhắc tới chủ nghĩa phát xít, người ta nghĩ ngay tới những cuộc chiến tranh thảm khốc và thương tâm.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2022 - Cập nhật : 19/03/2022