logo

Tổ chức độc quyền nào có sự liên kết rộng nhất?

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Tổ chức độc quyền nào có sự liên kết rộng nhất?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Triết học cho các bạn sinh viên và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Tổ chức độc quyền nào có sự liên kết rộng nhất?

- Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền sự liên kết rộng nhất, có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền khác. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn cả các xanhđica, tờrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về độc quyền nhé!


Kiến thức tham khảo về độc quyền.


1. Độc quyền là gì?

- Độc quyền là hiện tượng được xuất hiện trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, việc “độc quyền” của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ đó.

- Việc giữ được thế độc quyền trong cung ứng dịch vụ, sản phẩm đã giúp nhiều công ty chiếm được ưu thế lớn trên thị trường, đặc biệt là những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Đồng thời còn giúp cho các công ty hạn chế được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường.


2. Nguyên nhân hình thành độc quyền

- Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn Độ cho Công ty Đông Ấn.

- Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh.

- Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành.

- Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.

Tổ chức độc quyền nào có sự liên kết rộng nhất?

3. Giá cả độc quyền

- Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền. 

- Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. 

- Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ mua, trước hết là nguyên liệu. Qua đó họ thu được lợi nhuận độc quyền.

- Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của qui luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư. 

- Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị và tổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dư trong các nước tư bản chủ nghĩa. 

- Những thứ mà các tổ chức độc quyền kếch xù thu được cũng là những thứ mà các tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa và nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mất đi.

- Ở bất cứ quốc gia nào cũng thừa nhận sự tồn tại của rào cản thị trường do pháp luật tạo ra, bởi lẽ đây là một trong các điều kiện để đảm bảo lợi ích xã hội và lợi ích quốc gia. Tuy thế, cũng có những rào cản mà sự tồn tại của nó là bất hợp lý và cần phải được loại bỏ. 

- Ở nước ta đã có những rào cản bất hợp lý như vậy tồn tại. Nhờ vào sức mạnh tài chính và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp giảm giá tới mức làm cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường cũng như các doanh nghiệp khác là đối thủ đang kinh doanh trên thị trường không đủ sức cạnh tranh và phải rút lui khỏi thị trường đó. Kết quả là doanh nghiệp sẽ giành phần thắng trong cuộc đua về giá.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022