logo

Vị Sa hoàng nào có chiều cao lên đến 2m đã có công đưa nền quân chủ chuyên chế vào nước Nga?

Nền quân chủ chuyên chế của Nga đã mang đến nhiều thành tựu và ý nghĩa to lớn cho thời đại sau này. Vị Sa hoàng nào có chiều cao lên đến 2m đã có công đưa nền quân chủ chuyên chế vào nước Nga? Hãy để Toploigiai giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết này.


Câu hỏi: Vị Sa hoàng nào có chiều cao lên đến 2m đã có công đưa nền quân chủ chuyên chế vào nước Nga? 

A. Ivan Đại đế

B. Ivan Đáng sợ 

C. Peter Đại đế 

D. Catherine Đại đế

Đáp án đúng là: C. Peter Đại đế 


Giải thích của giáo viên Toploigiai lý do chọn đáp án C

Vị Sa hoàng có chiều cao lên đến 2m đã có công đưa nền quân chủ chuyên chế vào nước Nga là Peter Đại đế, là Pyotr của nước Nga cũ và sau đấy là Hoàng đế của Đế quốc Nga. Là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử thế giới và gần đây được nhân dân Nga bình chọn là người Nga được yêu mến nhất mọi thời đại, ông đã đạt thành tựu lớn lao trong công cuộc hiện đại hóa đất nước ông

Vị Sa hoàng nào có chiều cao lên đến 2m đã có công đưa nền quân chủ chuyên chế vào nước Nga?

- Vài nét về Peter Đại Đế

Có lẽ trong lịch sử thế giới hiếm có ông vua nào như Peter Đại đế. Ông là con người cởi mở, cầu thị, không nặng nề về nghi lễ. Ông sớm nhìn ra những hạn chế, yếu kém của nước Nga thời bấy giờ, nên quyết tâm cải cách. Nhưng bắt đầu từ đâu? Không dễ dàng, người Nga vốn bảo thủ, tự cho mình là văn minh nhất thế giới nên họ tự mãn với cái tầm nhìn hạn hẹp của họ. Nếu không có Peter quyết tâm cải cách thì có lẽ nước Nga cũng giống nhà Thanh bên Trung hoa sau này, cúi đầu để cho các liệt cường xâm chiếm. Cũng chỉ vì cái tâm lý tự mãn cá nhân cái gì cũng cho mình là nhất.

Peter Đại đế có tầm nhìn vượt hẳn những người Nga thời bấy giờ, và ông có tư duy vượt trội cả những bậc tiền bối. Ông là Sa hoàng đầu tiên đi ra nước ngoài. 


- Peter Đại Đế đưa nền quân chủ chuyên chế vào nước Nga

Trong 2 năm 1697 và 1698, Pyotr Đại Đế đã tổ chức một Đại Phái bộ sứ thần của triều đình ra nước ngoài. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Sa hoàng ra nước ngoài, đứng đầu một phái bộ lớn với mục tiêu chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm của các nước Tây Âu với thời gian khoảng 18 tháng. Đây là cơ hội để Pyotr Đại đế tận mắt chứng kiến cuộc sống của người dân và sự phát triển của xã hội Tây Âu.

Ông học cách thức và kinh nghiệm xây dựng thành phố non trẻ Manchester mà sau này rất hữu ích cho việc xây dựng Saint Petersburg. Ông tham quan các nhà máy, trường học, viện bảo tàng, xưởng chế tạo vũ khí…

Ông học cách chế tạo đại bác của nước Phổ, dự các buổi họp của nghị viện Anh. Có thể nói, trong suốt 18 tháng trời, ông học hỏi bất kể điều gì về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế, quân sự, nhà nước… của các nước mà phái bộ ghé thăm. Phái bộ cũng đến Leipzig, Dresden và Vienna. Pyotr Đại Đế đã nói chuyện với vua Ba Lan August II và Hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold I.

Pyotr I cho xây các bảo tàng, xưởng in, thư viện và kịch viện đầu tiên ở Nga. Năm 1703, tờ báo đầu tiên ở Nga được phát hành mang tên Vedomosti; lịch cũ cũng được thay thế theo lịch Âu.

Năm 1721, 30 nhà vẽ bản đồ nhận chỉ thị của hoàng đế để vẽ tấm bản đồ nước Nga. Năm 1724, trước khi qua đời, ông vẫn dốc tâm xây dựng Viện Khoa học Nga.

Về hành chính, ông cho xóa bỏ bộ máy nhà nước cồng kềnh, trọng dụng nhân tài, tổ chức lại bộ máy hành chính và quan lại. Ông ra các điều luật có lợi cho dân thường, phụ nữ, giảm địa vị của tầng lớp quý tộc.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Safavids?

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022