logo

Ví dụ về vận chuyển các chất qua màng sinh chất?

Câu hỏi: Ví dụ về vận chuyển các chất qua màng sinh chất?

Trả lời:  

- Ví dụ về vận chuyển các chất qua màng sinh chất bằng phương thức vận chuyển chủ động:

+ Trong tế bào của một loài tảo biển, nồng độ Iot cao gấp 100 lần nồng độ Iot có trong nước. Nhưng Iot vẫn được vận chuyển vào trong tế bào tảo từ nước biển thông qua màng sinh chất

+ Nồng độ glucozo tại ống thận trong nước tiểu luôn thấp hơn trong máu nhưng glucozo có được trong nước tiểu vẫn được thu hồi về máu.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vận chuyển các chất qua các màng sinh chất nhé. 

I. Vận chuyển thụ động

- Là phương thực vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.

- Theo nguyên lý khuếch tán gọi là sự thẩm thấu: các chất từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp hơn.

- Có 2 cách khuếch tán qua màng sinh chất: 

+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép.

+ Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng.

- 3 loại môi trường:

+ Môi trường ưu trương: nồng độ chất bên trong thấp hơn nồng độ bên ngoài tế bào.

+ Môi trường nhược trương: nồng độ chất bên trong cao hơn nồng độ bên ngoài tế bào.

+ Môi trường đẳng trường: nồng độ chất bên trong bằng nồng độ bên ngoài tế bào.

Ví dụ về vận chuyển các chất qua màng sinh chất?

II. Vận chuyển chủ động

Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao .

Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

Vận chuyển chủ động thường cần có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.

ATP được sử dụng cho các bơm, ví dụ bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phôtphat vào prôtêin vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào.

Nhờ có vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào.

III. Nhập bào và xuất bào 

Đối với các phân tử lớn không lọt qua các lỗ màng được thì tế bào sử dụng hình thức xuất nhập bào để vận chuyển chúng ra hoặc vào tế bào. Trong quá trình này dòi hỏi phải có sự biến đổi của màng sinh chất và tiêu tốn năng lượng.

- Nhập bào:

+ Các phần tử rắn hay lỏng khi tiếp xúc với màng thì màng sẽ biến đổi kiểu lõm vào, bao bọc lấy ‘đối tượng” sau đó “nuốt hẳn đối tượng” vào trong.

+ Các kiểu nhập bào: với các phần tử rắn (ví dụ vi khuẩn) thì gọi là sự thực bào, đối với các phần tử lỏng (ví dụ giọt thức ăn) thì gọi là sự ẩm bào.

+ Các phần tử được bao bọc trong màng sau đó sẽ được tiêu hóa trong lizôxôm.

- Xuất bào:

+ Xuất bào là sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào cách ngược lại với nhập bào.

IV. Bài tập ví dụ

Câu 1: Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?

A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.

B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.

C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.

D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.

Đáp án đúng: D

Giải thích: Các chất có kích thước lớn mới tạo được áp lực để đi qua màng. Bản chất màng tế bào là màng lipit nên nhóm chất tan trong dầu mới đi qua được.

Câu 2: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các
chất là năng lượng trong phân tử
A. Na+ 

B. Prôtêin

C. ATP.

D. ARN

Đáp án đúng: C

Giải thích: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử ATP.

icon-date
Xuất bản : 25/01/2022 - Cập nhật : 26/01/2022