logo

Ví dụ về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai trường hợp rất dễ bị nhầm lẫn khi phân biệt. Hơn nữa phạm vi sử dụng và tấn suất sử dụng của hai loại từ này thường rất lớn nên học sinh bắt buộc phải học. Vậy làm thế nào để phân biệt được chúng? Cùng Toploigiai tìm hiểu ngay trong bài viết ví dụ về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Nhận biết từ đồng âm và từ nhiều nghĩa dưới đây nhé!


1. Khái niệm từ đồng âm

Được hiểu từ đồng âm là những từ thường có hình thức giống nhau về mặt ngữ âm. Về cách viết và cách đọc sẽ giống nhau nhưng về ý nghĩa thì lại khác biệt hoàn toàn. Chẳng hạn: Cả từ “Chân thật” và “Chân ghế” lại có âm giống nhau nhưng về nghĩa thì một từ chỉ về đức tính con người, từ còn lại thì mang nghĩa của bộ phận chiếc ghế.

– Đồng âm từ vựng

Con đường từ nhà em đến trường chỉ cách nhau 100m.

Cái bánh này nhiều đường nên ngọt quá.

– Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Bố tôi ngồi cả buổi chiều mà chẳng câu được con cá nào.

Huy không nghe cô giáo giảng bài nên đặt câu sai ngữ pháp.

– Đồng âm qua phiên dịch

Doanh số của công ty tháng này có phần giảm sút có với tháng trước.

Anh ấy là một chân sút cừ khôi.

– Đồng âm từ với tiếng

Minh mới được bạn tặng một cái cốc mới nhân dịp sinh nhật.

Anh Tuấn hay bắt nạt và cốc đầu tôi lúc tôi còn bé.

ví dụ về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

>>> Tham khảo: Từ đồng nghĩa với từ quý phái


2. Khái niệm từ nhiều nghĩa

Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.

Như vậy để giải thích cho câu hỏi từ nhiều nghĩa là gì có thể hiểu là một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế. Trong đó:

+ Nghĩa đen hay nghĩa ban đầu là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.

+ Nghĩa bóng Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra. Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.


3. Ví dụ về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm:

Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má. -> Ở đây, từ "má" đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ "má" thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ "má" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.

- Bố tôi ngồi câu cá cả buổi chiều

- Bạn Nam không nghe cô giáo giảng bài nên đặt câu sai ngữ pháp

 Ông ấy cười khanh khách

- Nhà ông ấy đang có khách

- Em bị cốc đầu

- Cái cốc bị vỡ

- Doanh thu của công ty tháng này có phần giảm sút

- Anh ấy là một chân sút cừ khôi

- Cây cầu này mới được xây gần đây để giúp người dân đi lại thuận tiện hơn

- Đội bóng này có rất nhiều cầu thủ giỏi

Từ nhiều nghĩa:

Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .  Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

>>> Tham khảo: Từ đồng nghĩa với từ nước nhà


4. Nhận biết từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trước khi đến với cách phân biệt hai thể loại từ trên, chúng ta cần phải hiểu rằng: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Vậy từ nhiều nghĩa được khái niệm là các từ có một nghĩa gốc và bao gồm một hay một số nghĩa chuyển của từ nghĩa gốc và bao giờ chúng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Một ví dụ cụ thể hơn: Với một từ “Ăn” sẽ bao gồm các nghĩa như sau:

Ăn cơm: Được xem là nghĩa gốc với nghĩa thực phẩm là cơm vào cơ thể để nuôi sống bản thân.

Ăn cưới: Là dịp để mọi người tụ họp để ăn uống dịp cưới hỏi.

Ăn ảnh: Một vẻ đẹp ưng ý được tôn lên trong ảnh.

Sông ăn ra biển: Là hình thức lan ra và hướng đến biển.

Do vậy, từ “Ăn” thuộc nhóm từ nhiều nghĩa. Với nghĩa đen là nghĩa gốc, mang ý trực tiếp, gần gũi và dễ hiểu, không phụ thuộc quá nhiều vào văn cảnh. Còn nghĩa bóng là nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa đen. Và nghĩa chuyển thường phụ thuộc vào văn cảnh thì nghĩa mới đúng được.

Vì thế, sự phức tạp của từ đồng âm và nhiều nghĩa khiến các em dễ bị nhầm lầm. Việc phân biệt tốt các từ trên còn dựa vào từng trường hợp cụ thể. Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhận diện tốt hai loại từ này dựa vào mẹo sau:

Đối với từ đồng âm: Thường mang nghĩa gốc và các nghĩa khác sẽ không có mối liên hệ với nhau, không thể thay thế cho nhau ở các ngữ cảnh.

Đối với từ nhiều nghĩa: Tuy sẽ khác nhau một chút nhưng chúng vẫn thường có mối liên kết với ngữ nghĩa. Khi ở các nghĩa chuyển, ở một vài các trường hợp thì các từ vẫn có thể được thay thế với nhau bằng một từ khác.

--------------------------

Vậy là trên đây, Toploigiai đã gửi đến bạn đáp án cho bài viết ví dụ về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Nhận biết từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022