logo

Ví dụ về hai lực cân bằng lớp 6

Câu trả lời đúng nhất:

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Ví dụ về hai lực cân bằng: 

+ Chơi kéo co chẳng hạn. Lực 2 bên bằng nhau không đội nào thằng, thua. Cả 2 đội cùng tác dụng lực lên một sợi dây phương dọc theo chiều sợi dây, 2 đội kéo về 2 phía. Đó gọi là 2 lực cân bằng

+ Buộc 1 đầu sợi dây vào mũi con trâu và ta cầm đầu dây còn lại. Xong ta kéo con trâu đi mà trâu ko chịu đi. Lực mà tay ta và trâu tác dụng lên sợi dây mạnh bằng nhau, kéo theo phương dọc sợi dây, ta và trâu kéo về 2 phía. Đó là 2 lực cân bằng

+ Cuốn sách nằm yên trên bàn

Cuốn sách chịu tác dụng của 2 lực: Lực hút của Trái Đất và lực nâng của bàn

Cuốn sách nằm yên vì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng

+ 2 người tác động lực vào cái tủ, 2 lực cùng phương nhưng ngược chiều và có cùng độ lớn nên cái tủ đứng yên.

Ví dụ về hai lực cân bằng lớp 6

Để hiểu rõ hơn về hai lực cân bằng hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


1. Lực là gì?

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

Xác định lực: Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều, độ lớn (hay còn gọi là cường độ của lực). Phương, chiều là những điều các em đã được tìm hiểu trong Toán học. Phương có thể là phương nằm ngang, phương thẳng đứng, phương xiên. Chiều thì có thể từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hay phải sang trái. Tuy nhiên, đối với các em lớp 6 thì phương của lực thường sẽ được tiếp cận là phương nằm ngang, và phương thẳng đứng. Hai lực cân bằng cũng được xác định bởi những điều này.

>>> Xem thêm: Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm?


2. Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

>>> Xem thêm: Hai lực cân bằng là gì?


3. Xác định phương và chiều của lực

Để có thể xác định phương và chiều của lực, chúng ta cần phải dựa vào những kết quả tác dụng của lực lên vật. Khi chịu tác dụng của lực, vật bị tác động biến dạng theo phương, chiều nào. Thì đó sẽ là phương chiều của lực tác dụng lên vật đó. Khi chịu tác dụng của lực, vật đang chuyển động bị thay đổi chuyển động bất kỳ (nhanh dần hay chậm dần hay thay đổi hướng). Tùy vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta xác định phương chiều của lực tác dụng.

Hai lực cân bằng sẽ có phương giống nhau, chiều ngược nhau và cùng độ lớn. Vì vậy, khi xác định được một lực trong cặp lực này thì ta có thể suy ra đặc điểm của lực còn lại. Tuy nhiên, trong cách trường hợp, chúng ta vẫn phải xem xét kết quả tác dụng lực kỹ lưỡng mới có thể khẳng định điều này. Vì một vật có thể chịu tác động của nhiều hơn 2 lực tác dụng lên nó.


4. Cách xác định hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

– Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.

– Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.

– Chiều của hai lực phải ngược nhau.

– Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.

Lưu ý:

+ Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng).

+ Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.


5. Ví dụ về hai lực cân bằng lớp 6

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Ví dụ về hai lực cân bằng:

+ Chơi kéo co chẳng hạn. Lực 2 bên bằng nhau ko đội nào thằng, thua. Cả 2 đội cùng tác dụng lực lên một sợi dây phương dọc theo chiều sợi dây, 2 đội kéo về 2 phía. Đó gọi là 2 lực cân bằng

+ Buộc 1 đầu sợi dây vào mũi con trâu và ta cầm đầu dây còn lại. Xong ta kéo con trâu đi mà trâu ko chịu đi. Lực mà tay ta và trâu tác dụng lên sợi dây mạnh bằng nhau, kéo theo phương dọc sợi dây, ta và trâu kéo về 2 phía. Đó là 2 lực cân bằng

+ Cuốn sách nằm yên trên bàn

Cuốn sách chịu tác dụng của 2 lực: Lực hút của Trái Đất và lực nâng của bàn

Cuốn sách nằm yên vì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng

+ 2 người tác động lực vào cái tủ, 2 lực cùng phương nhưng ngược chiều và có cùng độ lớn nên cái tủ đứng yên.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Ví dụ về hai lực cân bằng lớp 6. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 05/08/2022 - Cập nhật : 05/08/2022