logo

Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?

Câu trả lời chính xác nhất: Ta cần ước lượng chiều dài trước khi đo để chọn thước đo thích hợp với độ dài cần đo.

Đơn vị đo độ dài, khối lượng và thời gian là các đại lượng cơ bản nhưng hết sức quan trọng trong môn Toán mà bất kỳ ai cũng đều nắm chắc. Các em học sinh khi bước vào môi trường tiểu học sẽ phải làm quen với những kiến thức cơ bản nhất, trong đó có đơn vị đo độ dài. Việc đo độ dài được ứng dụng trong thực tiễn rất nhiều. Vậy trong bài viết ngày hôm nay Top lời giải sẽ cùng các bạn giải thích tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo? Mời các em học sinh và phụ huynh cùng theo dõi.


1. Đơn vị đo độ dài là gì?

Có thể thấy trong cuộc sống các đơn vị đều rất quan trọng và cần thiết. Đơn vị là một đại lượng dùng để đo đạc và được sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. Đơn vị cũng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm, từ điểm này sang điểm khác cùng nằm trên một đường thẳng. Ví dụ: độ dài của bàn học chính là khoảng cách từ đầu mép bàn học bên này đến mép bàn học còn lại; độ dài của bàn chân chính là khoảng cách từ đầu ngón chân cái và gót bàn chân.

Từ cách hiểu về đơn vị và độ dài đã phân tích ở trên có thể hiểu đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, dựa vào đó để so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau. Cụ thể để giúp bạn đọc hình dung hơn về  đơn vị đo độ dài chúng tôi xin ví dụ như sau: Một chiếc thước kẻ dài 15 cm thì 15 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo độ dài của thước kẻ. Quãng đường từ nhà đến điểm trường học là 1 km, thì 1 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài từ nhà đến trường.

>>> Xem thêm: Độ dài đại số là gì?


2. Có bao nhiêu đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài toán học

Thông thường trong đo độ dài chúng ta hay sử dụng các đơn vị quen thuộc như km, m, cm,…Cụ thể có thể xác định đơn vị đo độ dài thành 3 loại: Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét; mét và đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét.

+ Các đơn vị lớn hơn mét bao gồm: Ki-lô-mét (Viết tắt km); Héc-tô-mét (hm) và Đề-ca-mét (dam).

+ Các đơn vị nhỏ hơn mét bao gồm: Đề-xi-mét (Viết tắt dm); là xen-ti-mét (cm) và Mi-li-mét (mm).

về vấn đề.

Đơn vị lớn hơn mét

Mét

Đơn vị nhỏ hơn mét

Ki-lô-mét (km) Héc-tô-mét (hm) Đề-ca-mét (dam) Mét (m) Đề-xi-mét (dm) xen-ti-mét (cm) Mi-li-mét (mm)

1 km = 10 hm

1km = 1000 m

1 hm = 10 dam

1 hm = 100 m

1 dam = 10m 1 m = 10 dm 1m = 100 cm 1 m = 1000 mm

1 dm = 10 cm

1 dm = 100 mm

1 cm = 10 mm 1 mm

3. Cách đổi đơn vị đo độ dài

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì bạn đọc cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi, khi đã nắm được bản chất thì các việc đổi đơn vị đo độ dài dễ hơn rất nhiều. Khi muốn đổi đơn vị đo độ dài thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10, Ví dụ đổi 1 km ra hm như sau: 1 km = 10 hm; hoặc đổi hm ra dam như sau: 10 hm= 100 dam.


4. Dụng cụ đo chiều dài

Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?

- Để đo độ dài ta dùng thước đo.

- Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn,…

- Khi dùng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nó:

+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lưu ý:

- Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần.

- Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.


5. Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?

Ta cần ước lượng chiều dài trước khi đo vì để chọn thước có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp với độ dài cần đo.


6. Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích

- Cách đo thể tích vật bỏ lọt bình chia độ:

+ Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ, đo thể tích bình.

+ Bước 2: Thả vật rắn chìm trong bình, đo thể tích bình chia độ khi nước dâng lên.

+ Bước 3: Tính thể tích vật rắn chính bằng hiệu của thể tích của bình chia độ sau khi thả chìm vật rắn với thể tích ban đầu.

- Cách đo thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ

+ Bước 1: Đổ đầy nước vào bình tràn

+ Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn và đo thể tích nước bị tràn ra vào bình chứa.

+ Bước 3: Đổ nước từ bình tràn vào bình chia độ, thể tích nước trong bình chia độ chính bằng thể tích của vật rắn.

>>> Xem thêm: Nêu một số dụng cụ đo thể tích?

---------------------------

Như vậy, qua bài viết trên Toploigiai đã cùng bạn trả lời câu hỏi Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo Và cung cấp cho bạn một số kiến thức về đo chiều dài. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 15/08/2022