logo

Ví dụ về chân lý

icon_facebook

Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mac-Lênin, Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Dưới đây là bài viết về ví dụ về chân lý. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé !


Câu hỏi: Ví dụ về chân lý

A. Trái đất xoay quanh mặt trời

B. Cây luôn có hoa

C. Con người luôn có đủ 2 tay, 2 chân

D. Tất cả đáp án đều đúng

Trả lời

Đáp án đúng: A. Trái đất xoay quanh mặt trời

Ví dụ về chân lý: Trái đất xoay quanh mặt trời


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

A. Đúng vì đây là chân lý khách quan dù con người đã nhận thức được hay chưa

B. Sai vì sẽ có những loại cây không có hoa ví dụ cây rêu, cây dương xỉ….

C. Sai vì sẽ có những người khi sinh ra họ đã không đủ tay hoặc chân

D. Sai vì ý A đúng

=> Chọn đáp án A

- Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mac-Lênin, Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.

Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.

[ĐÚNG NHẤT] Ví dụ về chân lý

- Các tính chất của chân lý

+ Tính khách quan của chân lý (hay: chân lý là khách quan): Nghĩa là, tuy chân lý là nhận thức của con người nhưng nội dung của nó không phụ thuộc vào con người.

Ví dụ:

Trái đất xoay quanh mặt trời: Đây là chân lý khách quan dù con người đã nhận thức được hay chưa.

+ Tính tuyệt đối và tính tương đối.

Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại một sự vật, hiên tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song, khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh. Do đó chân lý có tính tương đối.

+ Tính cụ thể của chân lý (hay: chân lý là cụ thể)

Điều này nghĩa là không có chân lý trừu tượng, mơ hồ.

Chân lý đạt được trong quá trình nhận thức bao giờ cũng gắn liền với một lĩnh vực cụ thể của hiện thực, và được phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đó.

Chân lý là cụ thể bởi vì đối tượng mà chân lý phản ánh bao giờ cũng tồn tại một cách cụ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể với những quan hệ cụ thể.

Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng phải gắn với điều kiện lịch sử – cụ thể. Nếu thoát khỏi điều kiện lịch sử – cụ thể, thì cái vốn gọi là chân lý sẽ không còn là chân lý nữa.

>>> Xem thêm: Ví dụ về hình thái kinh tế xã hội


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về chân lý

Câu 1: Câu nào dưới đây trả lời đúng nhất về những tính chất của Chân lý:

A. Chân lý có tính cụ thể, có nội dung khách quan, vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.

B. Không có chân lý trừu tượng, chân lý có hình thức chủ quan, nội dung khách quan, không có tính tương đối vì chân lý luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.

C. Chân lý có nội dung khách quan, hình thức chủ quan, chân lý có tính trừu tượng cao siêu, chân lý còn có tính tuyệt đối và tính tương đối.

D. Chân lý có hình thức chủ quan và nội dung khách quan, chân lý bao giờ cũng cụ thể, chỉ có chân lý tương đối, không có chân lý tuyệt đối vì thực tiễn luôn luôn biến đổi và nhận thức con người là có hạn.

Đáp án đúng: A. Chân lý có tính cụ thể, có nội dung khách quan, vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.

Giải thích: Những tính chất của Chân lý: có tính cụ thể, có nội dung khách quan, vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.

Câu 2: Hãy xác định ý kiến đúng nhất về chân lý trong các câu sau:

A. Chân lý là quan điểm được đa số ủng hộ.

B. Chân lý là quan điểm được mọi người trong cuộc họp bỏ phiếu tán thành.

C. Chân lý là một quan điểm được nhiều nhà khoa học thừa nhận.

D. Chân lý là một quan điểm được chứng minh trong thực tiễn là đúng.

Đáp án đúng: D. Chân lý là một quan điểm được chứng minh trong thực tiễn là đúng.

Giải thích: Chân lý là một quan điểm được chứng minh trong thực tiễn là đúng.

Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng tiêu chuẩn của chân lý là:

A. Được nhiều người thừa nhận

B. Đảm  bảo không mâu thuẫn trong suy luận

C. Thực tiễn

D. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: C. Thực tiễn

Giải thích: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng tiêu chuẩn của chân lý là: Thực tiễn

Câu 4: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tiêu chuẩn của chân lý

A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tương đối

B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tuyệt đối

C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tương đối và tuyệt đối

D. Tất cả đều sai

Đáp án đúng: C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tương đối và tuyệt đối

Giải thích: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tiêu chuẩn của chân lý là: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tương đối và tuyệt đối

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn phân tích ví dụ về chân lý. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 10/06/2022 - Cập nhật : 10/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads