logo

Vẽ theo giai điệu âm nhạc


1. Khái niệm “Vẽ theo giai điệu âm nhạc”

- Vẽ theo giai điệu âm nhạc là cách thể hiện cảm xúc, giai điệu, tiết tấu của âm thanh bằng đường nét, màu sắc, nhịp điệu của các chấm, nét, màu. Đây được xem là một cách lắng nghe và cảm thụ âm nhạc theo cách riêng. Bằng cách nghe âm thanh phát ra, cảm nhận và thể hiện ra bằng những nét vẽ. Nếu như, bạn chỉ nhìn và đánh giá những bức vẽ này như các bức vẽ khác, thì bạn sẽ không thấy được ý nghĩa và vẻ đẹp thực sự của nó.

- Âm nhạc được nghe để vẽ tranh ở đây có thể là bài hát, tiếng vỗ tay, tiếng nhạc, tiếng trống,…. Giấy được sử dụng để vẽ sẽ là loại giấy to, được đặt dưới đất, dưới bàn hoặc một vị trí thuận tiện.

- Các bước thực hiện:

+ Sử dụng một khung giấy xác định mảng màu yêu thích trên bức tranh.

+ Cắt mảng màu đã chọn ra khỏi bức tranh lớn.

+ Vẽ thêm (chấm, nét, màu) để làm rõ hình tưởng tượng trong bức tranh.

Vẽ theo giai điệu âm nhạc

2. Trải nghiệm vẽ tranh theo nhạc

a. Trải nghiệm:

- Nghe nhạc, vận động theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc và di chuyển bút vòng quanh giấy.

- Chấm màu và di chuyển bút vẽ thay đổi nét, màu theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc

- Thưởng thức và chia sẻ

+ Cảm xúc khi xem tranh

+ Mảng màu yêu thích trong tranh

+ Hình ảnh tưởng tượng được trong màu yêu thích

Mọi người sẽ được nghe nhạc rồi vận động theo các nhịp điệu và tiết tấu của bản nhạc. Sau đó, dựa trên những gì đã cảm nhận được từ các giai điệu để dùng bút vẽ ra giấy. Bạn có thể sử dụng màu và bút để vẽ những nét vẽ theo các giai điệu và tiết tấu của bản nhạc.

Tranh vẽ ra sẽ thể hiện được cảm xúc và những hình ảnh, màu sắc yêu thích của người vẽ. Do vậy, mỗi bức vẽ sẽ thể hiện một nét rất riêng. Không có bức vẽ nào là giống bức vẽ nào.

b. Cách tạo bức tranh từ mảng màu yêu thích

- Quan sát hình và chỉ ra cách vẽ tranh từ mảng màu yêu thích trên bức tranh lớn

+ Sử dụng một khung giấy xác định mảng màu yêu thích trong bức tranh

+ Cắt mảng màu đã chọn ra khỏi bức tranh lớn

+ Vẽ thêm (chấm, nét, màu) để làm rõ hình tưởng tượng trong bức tranh.

- Cách tạo bức tranh từ mảng màu yêu thích

Quan sát hình và chỉ ra cách vẽ tranh từ mảng màu yêu thích trên bức tranh lớn

+ Sử dụng một khung giấy xác định mảng màu yêu thích trong bức tranh và cắt mảng màu đã chọn ra khỏi bức tranh lớn

+ Học sinh vẽ thêm (chấm, nét, màu) để làm rõ hình tưởng tượng trong bức tranh theo sở thích

c. Tạo bức tranh từ mảng màu có sẵn

- Tưởng tượng hình ảnh phù hợp với ý tưởng và chủ đề

- Thực hiện theo cảm nhận

- Làm khung cho bức tranh

d. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

Nêu cảm nhận và phân tích

- Bải vẽ em ấn tượng

- Cảm xúc chấm, nét, màu trong bức tranh

- Hình ảnh em tưởng tượng được từ bài vẽ

- Cách điều chỉnh để bức tranh hoàn thiện hơn


3. Lợi ích của việc vẽ tranh theo nhạc

Âm nhạc vốn dĩ đã đem lại rất nhiều lợi ích. Riêng với vẽ tranh theo nhạc sẽ có những lợi ích nổi bật sau:

+ Tăng khả năng sáng tạo và tư duy: Nghe nhạc, cảm nhận và vẽ lại theo cách cảm nhận của mình. Chính điều này sẽ giúp mỗi người phát huy được khả năng sáng tạo và tư duy của bản thân. Có thể lúc đầu, những nét vẽ còn cứng cáp và chưa thực sự có hồn. Nhưng theo thời gian, các nét vẽ sẽ hoàn thiện và đẹp hơn.

+ Tăng khả năng tập trung: Để có thể vẽ ra một bức tranh hoàn thiện từ âm nhạc. Bạn cần phải sự tập trung, tập trung để lắng nghe giai điệu và truyền tải những gì đã nghe qua những nét vẽ. Đây sẽ là một lợi ích rất tốt cho các bé đang trong giai đoạn phát triển.

+ Rèn luyện trí nhớ: Vẽ tranh theo nhịp điệu của bản nhạc sẽ dựa vào sự hồi tưởng. Đây chính là một phần của trí nhớ được tái hiện và tưởng tượng lại. Vì vậy, hình thức vẽ tranh này sẽ giúp bạn rèn luyện và tăng cường khả năng ghi nhớ của bản thân.

-----------------------------------

Âm nhạc và vẽ tranh là những môn nghệ thuật rèn luyện rất nhiều kỹ năng cho bạn. Chính vì vậy, vẽ tranh theo nhạc sẽ là sự cộng hưởng giúp bạn có được những kỹ năng hoàn thiện và tốt nhất. Hy vọng thông qua bài tìm hiểu trên về Vẽ theo giai điệu âm nhạc, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi. Chúc các bạn học tập tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/10/2022 - Cập nhật : 25/09/2023