logo

Vật nhiễm điện là gì?

Câu hỏi: Vật nhiễm điện là gì?

Trả lời:

- Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.

- Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vật nhiễm điện nhé!


1. Cách nhận biết một vật nhiễm điện

   Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. Cho nên muốn biết một vật đã nhiễm điện hay chưa thì ta đưa vật cần nhận biết đến gần:

- Các vật nhẹ, nếu:

 + Nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.

 + Nó không hút được các vật nhẹ thì nó chưa nhiễm điện.

- Các vật nhiễm điện khác, nếu có thể:

 + Có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã bị nhiễm điện.

 + Không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.


2. Các cách làm một vật nhiễm điện:

Nhiễm điện do ma sát 

+ Việc cọ xát (va đập) thanh thuỷ tinh vào mảnh lụa làm cho một số điện tử từ các nguyên tử thuỷ tinh chuyển sang nguyên tử lụa, vì vậy nguyên tử thuỷ tinh trở thành ion dương. Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương do ma sát. Ngược lại lúc đó các nguyên tử lụa nhận thêm điện tử trở thành ion âm, mảnh lụa nhiễm điện âm do ma sát

+ Tương tự khi cọ xát thanh nhựa vào mảnh dạ, các điện tử từ dạ chuyển sang nhựa làm cho thanh nhựa nhiễm điện âm, còn mảnh dạ nhiễm điện dương do ma sát

Vật nhiễm điện là gì?

Nhiễm điện do tiếp xúc

+ Vật không mang điện tiếp xúc với vật nhiễm điện âm thì điện tử từ vật nhiễm điện âm chuyển sang vật không nhiễm điện làm cho vật đó trở thành nhiễm âm do tiếp xúc

 + Ngược lại khi tiếp xúc với vật nhiễm điện dương thì vật đó trở thành nhiễm điện dương do tiếp xúc

 + Những vật chất có thể nhiễm điện do tiếp xúc gọi là chất dẫn điện.

Ví dụ: Kim loại ( đồng, nhôm, sắt…)

 Nhiễm điện do hưởng ứng:

 + Đưa vật B không nhiễm điện đến gần vật A đã nhiễm điện (dương hoặc âm),mô tả trên hình thì các điện tử trong vật B sẽ được hút hoặc đẩy trong vật đó làm cho trong vật B phía gần với vật A có điện tích trái dấu với vật A, phía xa hơn nhiễm điện cùng dấu. Đó là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

 + Những chất không dẫn điện do tiếp xúc đều nhiễm điện do hưởng ứng và gọi là chất cách điện hay chất điện môi. Ví dụ ( gỗ, sứ, không khí, giấy,..)

 + Những chất khác nhau, mức độ nhiễm điện do hưởng ứng khác nhau và được đặc trưng bằng hằng số điện môi (ký hiệu là e). Hằng số điện môi của không khí và chân không bằng nhau, được quy ước là bằng 1

 + Những chất ở điều kiện bình thường không dẫn điện nhưng với một số điều kiện đặc biệt nào đó trở nên dẫn điện gọi là chất bán dẫn ( ví dụ chất bán dẫn loại p, loại n )

 + Hiện tượng vật nhiễm điện hút vật nhẹ ( đặc tính điện ) đã nêu ở trên là do sự nhiễm điện bằng hưởng ứng.


3. Bài tập vận dụng

Câu 1:  Lược nhựa bị nhiễm điện tác dụng lực hút vào vật nào trong các vật sau?

 A. Vụn giấy

 B. Quả cầu kim loại

 C. Dòng nước nhỏ chảy từ vòi

 D. Cả ba vật trên

Giải:

  Vật bị nhiễm điện có thể hút các vật nhỏ, mảnh, nhẹ, hay phóng điện vào các vật khác.

  Lược nhựa bị nhiễm điện có thể tác dụng lực hút lên cả vụn giất, quả cầu kim loại hay dòng nước nhỏ chảy từ vòi.

Chọn D

Câu 2: Vào mùa đông, khi chải tóc bằng lược nhựa, thường xảy ra hiện tượng nào trong các hiện tượng sau:

 A. Lược nhựa bị nhiễm điện 

B. Tóc bị nhiễm điện

C. Cả tóc và lược đều nhiễm điện.

D. Cả tóc và lược đều không nhiễm điện.

Giải:

Cả tóc và lược nhựa đều bị cọ xát nên cả hai đều nhiễm điện.

Chọn C

Câu 3: Các chất ở trạng thái nào có thể bị nhiễm điện?

 A. Trạng thái rắn

 B. Trạng thái lỏng

 C. Trạng thái khí

 D. Cả ba trạng thái trên

Giải:

Các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí đều có thể bị nhiễm điện.

Chọn D

Câu 4: Bụi bám vào cánh quạt điện vì:

 A. Khi quạt chạy nhanh bụi bị cuốn vào do vậy bụi bám lại.

 B. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện và hút bụi.

 C. Cánh quạt quay tạo ra những vòng xoáy hút bụi.

 D. Khi quạt quay gió thổi phía trước ép bụi vào cánh quạt.

Giải:

  Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và hút các hạt bụi nhỏ bám vào.

Chọn B

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 25/02/2022