logo

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

Câu hỏi: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

Trả lời:

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có 3 tính chất:

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

- Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về gương phẳng và ảnh của vật tạo bởi gương phẳng nhé!


I. Gương phẳng

1. Định nghĩa gương phẳng

- Gương phẳng: là gương có bề mặt phản xạ là một phần của mặt phẳng có tác dụng phản chiếu ánh sáng truyền tới.

- Gương phẳng cho ta ảnh ảo với vật và có độ lớn bằng vật.

- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương hay ảnh đối xứng với vật qua gương.

- Nếu 2 vật cùng kích thước đứng trước gương, vật một cách gương xa hơn vật 2 thì vật 1 nhỏ hơn vật 2.

- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

- Tính chất tia sáng: các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.

2. Áp dụng trong đời sống

- Gương phẳng là loại gương được ứng dụng rộng rãi nhất.

- Gương phẳng được dùng để làm gương soi, gương trang trí trong gia đình, hiệu làm tóc, gương chiếu hậu. Gương phẳng được làm một bộ phận trong kính nha khoa, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm.

- Tấm kính phẳng thực ra có 2 mặt phản xạ: mặt trên và mặt dưới, bởi vậy ta sẽ thấy 2 ảnh. Tấm kính càng mỏng thì 2 ảnh càng gần trùng nhau

- Gương phản xạ thường dùng là tấm kính phẳng bằng thủy tinh cũng có 2 mặt phản xạ, nhưng mặt dưới được tráng 1 lớp bạc phản xạ tốt hơn, nên tạo ra 1 ảnh rõ nét

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

II. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

- Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

- Có kích thước lớn bằng vật.

- Đối xứng với vật qua gương phẳng (tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

2. Một số lưu ý về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì? (ảnh 2)

- Giải thích sự tạo ảnh bởi gương phẳng:

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì? (ảnh 3)

+ Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật

+ Ta nhìn thấy ảnh ảo S′ mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S′.

3. Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.

* Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:

- Định luật phản xạ ánh sáng.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

- Cách vẽ:

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì? (ảnh 4)

+ Từ một điểm S ta vẽ hai tia tới mặt phẳng gương.

+ Vẽ hai tia phản xạ tương ứng.

+ Giao nhau của phần kéo dài hai tia phản xạ chính là ảnh S’ của S (hình a).

- Lưu ý: Nên chọn một tia tới đặc biệt là tia vuông góc với mặt phẳng gương cho tia phản xạ bật trở lại (hình b)

* Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng:

- Cách vẽ: Chỉ cần lấy điểm đối xứng

+ Ảnh S’ của S qua gương phẳng (hình c).

+ Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng (hình d).

icon-date
Xuất bản : 26/02/2022 - Cập nhật : 26/02/2022