logo

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn

để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: .................................................................................. 

- Phòng Giáo dục và Đào tạo ...................................................................................................... 

- Trường: ..................................................................................................................................... 

- Địa chỉ: ..................................................................................................................................... 

- Điện thoại: ................................................................................................................................ 

- Email: ....................................................................................................................................... 

- Thông tin về học sinh:

  1. Họ và tên: ........................................................................................................................... 

Ngày sinh: .............. Lớp: ..................

2. Họ và tên: ............................................................................................................................. 

Ngày sinh: ................... Lớp: ...........................

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

1. Tên tình huống

VÌ MÔI TRƯỜNG XANH 

HÃY CHUNG TAY NÓI KHÔNG VỚI TÚI NI LÔNG!


2. Mục tiêu giải quyết tình huống

Bằng những kiến thức liên môn và kiến thức thực tế để thuyết trình tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của túi ni-lông và kêu gọi mọi người chung tay góp phần bảo vệ môi trường sống.


3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống

a) Tổng quan   

Chiếu một số hình ảnh:

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học (ảnh 2)
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học (ảnh 3)

Các bạn có nhận ra những hình ảnh này không?

 Như chúng ta đã biết, ngày nay túi ni lông đã trở nên rất quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người.Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng, giá thành rẻ nên túi ni lông được sử dụng phổ biến, hầu như có mặt ở mọi nơi. Từ cửa hàng cho dến trung tâm thương mại, siêu thị. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khỏe con người là rất lớn và nguy hiểm nhưng hầu như không ai chú ý đến. Đặc biệt là các bạn trẻ như lứa tuổi học sinh chung ta hiện nay vẫn còn thờ ơ hoặc chưa có ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể thiết thực. Qua bài này chúng tôi muốn vận động các bạn hãy chung tay nói không với túi ni lông đồng thời sẽ là những tuyên truyền viên tích cực – hành động thiết thực vì môi trường xanh của chúng ta. 

b) Các kiến thức liên quan đến tình huống đặt ra.

   Bằng những kiến thức môn học như Toán, Địa lý, Hóa học, Ngữ văn, GDCD và kiến thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn học sinh thấy được tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm, từ đó có biện pháp hạn chế và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.


4. Giải pháp giải quyết tình huống

a) Giải pháp 1: Thực trạng việc sử dụng túi ni lông. 

Tham khảo trên sách báo, internet và thực tế cuộc sống để có số liệu về vấn đề sử dụng túi ni lông hàng ngày. 

b) Giải pháp 2: Giải thích tác hại của túi ni lông.

-  Giải thích bằng những kiến thức liên môn.

+ Toán học: Tính toán đưa ra con số chính xác.

+ Địa lí: Việc sử dụng túi ni lông ảnh hưởng đến môi trường.

+ Hóa học: Việc sử dụng túi ni lông ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

+ Ngữ văn: Trình tự lập luận của bài văn nghị luận.

+ Giáo dục công dân: Ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

c) Giải pháp 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ túi ni lông.

Do con  người sử dụng không hợp lý túi ni lông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.

d) Giải pháp 4: Nêu biện pháp làm giảm ô nhiễm từ túi ni lông. 

Từ thực trạng này đưa ra giải pháp hạn chế tác hại từ túi ni lông. 


5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 

a) Tổng quan: Thực trạng việc sử dụng túi ni lông. 

* Vận dụng kiến thức Toán học để khảo sát tính toán: 

Như chúng ta đã biết: hiện nay túi ni lông là điểm nóng của thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nó được sử dụng rộng rãi tràn lan trên thị trường. Ở mỗi gia đình hầu hết sử dụng bao bì ni lông để đựng đồ mà không hề quan tâm tới tác hại của nó. Mặc dù, đã có những khuyến cáo về tác hại của nó nhưng mọi người không để ý. Ta có thể thấy rõ qua kết quả thăm dò của Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó biến đổi khí hậu (SCC) đối với 200 người. Một gia đình trung bình dùng tới 11,3 túi /ngày.

Sau đây là kết quả thăm dò: 

  • Gia đình bạn có sử dụng túi ni lông khi đi chợ, đi mua hàng, đựng đồ đạc không?

- Có : 100 %

- Không : 0 %

  • Mỗi ngày gia đình bạn sử dụng hết bao nhiêu túi ni lông ?

- Dưới 5 cái : 55 %

- Từ 6 - 10 cái : 36 %

- Trên 10 cái : 9 %

  • Bạn có bao giờ nghe nói đến tác hại của việc sử dụng túi ni lông ?

- Biết rất rõ : 56 %

- Thỉnh thoảng : 42 %

- Chưa bao giờ : 2 % 

  • Sau khi mua hàng về, bạn xử lý như thế nào với túi ni lông ?

- Vứt ra sọt rác : 71 %

- Rửa sạch lần sau dùng lại : 19 %

  • Theo bạn, chúng ta có nên sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường thay cho túi ni lông ?

- Có : 21%

- Không : 79%

     Như vậy qua thống kê trên ta có thể thấy Việt Nam là 1 trong những nước sử dụng rất lãng phí túi ni lông. Ở Việt Nam trung bình một hộ gia đình sử dụng không dưới 10 chiếc túi ni lông. Túi dùng xong vứt liền vào sọt rác, cống rãnh, lề đường, sông ngòi … cứ tiện chỗ nào vứt chỗ ấy, mà không nghĩ tới hậu quả khủng khiếp nó gây ra. Mọi người đã biến nó thành thảm họa của môi trường. Ở các nước phát triển từ vài thập niên nay các nhà khoa học đã lên tiếng nói không với túi ni lông. Nhiều quốc gia khuyến khích người dân sử dụng túi “ thân thiện với  môi trường”. Vì vậy để tuyên truyền với mọi người: “Vì môi trường xanh hãy chung tay nói không với túi ni lông”. 

b, Kiến thức tích hợp để giải quyết vấn đề 

* Vận dụng kiến thức hóa học nêu tác hại túi ni lông. 

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học (ảnh 4)

Túi ni lông đã gây ra một tác hại vô cùng lớn với sức khỏe, môi trường sống của con người. Bởi với ưu điểm rẻ, tiện dụng nên được sử dụng rộng rãi. Trước hết ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi ni lông, sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ, khí đốt và chất phụ gia như chất hóa dẻo, kim loại, màu phẩm – những chất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Và trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí cacbonic CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo các nhà khoa học túi ni lông được làm từ chất dẻo pla-xtic khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới phân hủy hoàn toàn. Sự tồn tại của nó tới môi trường sẽ gây nguy hiểm đặc biệt là đất, nước. Bởi nó lẫn vào đất ngăn cản oxi xuống đất, xói mòn đất, làm đất bạc màu, không tơi xốp. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra đất, nước bị ô nhiễm bởi túi ni lông sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nó làm ô nhiễm thực phẩm do chứa kim loại ca-đi-mi gây hại não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi đốt túi ni lông, bởi nó sẽ tạo ra khí đi-ô-xin rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm, và Fura gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và dị tật bẩm sinh cho trẻ em… và đặc biệt một số túi ni lông có lưu huỳnh (S) và dầu hỏa khi đốt cháy gặp hơi nước tạo thành a xít Sun-fu-ríc (H2SO4) dưới dạng cơn mưa a xít rất có hại cho phổi. 

Ở Việt Nam túi ni lông chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP (pô-li-prô-pi-len) có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các chất phụ gia làm mền dẻo ảnh hưởng đến môi trường và gây độc hại cho cơ thể. Bản thân túi ni lông đã là rác thải song cái đặc biệt là nó còn được dùng để gói các rác thải khác. Rác đựng trong túi ni lông buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất  NH3 , CH4, H2S (hi đrô sun fua) là các chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Khi chất độc trong túi ni lông bị đốt thải ra khí các bon (C) sẽ làm thủng tầng ô zôn. Ta có thể thấy túi ni lông gây ảnh hưởng đến con người, không khí trên trái đất.

* Vận dụng kiến thức địa lí nêu tác hại trực tiếp của túi ni lông đến môi trường.

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống rãnh làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông vứt xuống ao, hồ, sông, ngòi làm ô nhiễm nguồn nước, không thể sử dụng thế mà nhiều nơi vẫn thiếu nước ngọt. Thật lãng phí! Bao bì ni lông ảnh hưởng đến hệ sinh thái: SO2 , o xít ni tơ làm hủy diệt rừng, giảm độ PH trong đất. Túi ni lông trôi ra biển 

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học (ảnh 5)

làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Khí các bon làm tầng ô zôn thủng tăng mức biến đổi khí hậu gây hạn hán, lũ lụt. Trái đất nóng lên Bắc cực và Nam cực băng tuyết tan, mực nước biển dâng thu hẹp diện tích đất đai. Thật nguy hiểm!

* Vận dụng kiến thức thực tế, từ thông tin đại chúng và môn Toán tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ túi ni lông.

Đầu tiên phải kể tới là do việc xử lý, tái chế túi ni lông là một vấn đề nan giải. Ta sẽ gặp khó khăn như người dọn rác không hào hứng khi thu gom túi ni lông vì chúng quá nhẹ (khoảng 1000 túi mới được 1 kg) mà giá thành túi ni lông tái chế rất đắt, thường gấp 20 lần giá thành sản xuất 1 túi mới. Đặc biệt các công ten nơ đựng túi ni lông cũ để tái chế rất dễ bị ô nhiễm. Nếu sơ ý để mỗi túi ni lông cũ còn sót vài cuống rau đi tái chế là có thể làm cho cả một công ten nơ chở túi bị hủy bỏ. Thêm nữa là túi ni lông nhẹ, rẻ, bền và được cung cấp miễn phí nên con người ỷ lại. Ta có thể thấy khi đi chợ, hội chợ ít ai mang làn, túi giấy mà chỉ đợi người bán hàng đưa để đựng đồ. Bên cạnh đó một phần lỗi là do nhà sản xuất, cung cấp. Chưa có sự quản lý chặt chẽ ở các khâu; sản xuất thì chưa có hệ thống xử lý khí độc, lưu hành phân phối tràn lan, không giới hạn và theo thống kê từ năm 2005 đến nay thì trung bình mỗi năm người Việt sử dụng 35 kg túi ni lông/người/ năm. Một phần là sự thiếu sót của chính phủ, Nhà nước đặc biệt là Bộ tài nguyên và môi trường chưa có biện pháp thu gom xử lý túi, chưa có quy định xử phạt nặng trường hợp vi phạm, chưa giáo dục, tuyên truyền đến người dân. Và nguyên nhân chủ yếu nhất là do con người. Do ý thức mọi người sử dụng túi bừa bãi vô trách nhiệm. Sử dụng xong ta có thể vứt bừa bãi bất kì chỗ nào dù biết tác hại của chúng bởi theo thống kê có 56 % người biết rất kĩ tác hại của túi ni lông, 42% thỉnh thoảng có nghe tới, chỉ có 2 % chưa bao giờ nghe tới. Chúng ta chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ vì người khác. Và vì thế chưa ai dám “nói không ” với túi ni lông. Cứ như thế đã khiến cho hiện tượng ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông ngày càng nghiêm trọng.

* Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân chỉ ra biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường từ bao ni lông.

Ngoài những tác hại thì việc sử dụng bao bì ni lông cũng có nhiều lợi ích vì sự nhanh, gọn, nhẹ, rẻ, dễ đáp ứng nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Vì thế nếu so sánh một cách khách quan thì việc sử dụng bao bì ni lông là “Lợi bất cập hại”. Vậy nên việc loại bỏ hoàn toàn túi ni lông ra khỏi đời sống con người là rất khó, chúng ta chỉ có thể đưa ra biện pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. 

Đầu tiên để khắc phục tình trạng sử dụng bừa bãi túi ni lông phải kể tới ý thức con người. Chúng ta phải rèn một ý thức trách nhiệm vì mọi người. Chúng ta có thể:

- Thay đổi thói quen người sử dụng túi ni lông. Cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô dùng lại.

- Không nên sử dụng túi khi không cần thiết. Không nên nghĩ mỗi người dùng một ít, hạn chế chẳng có ý nghĩa gì. Giả dụ một hộ gia đình chỉ sử dụng một túi/ngày thì cả nước có thể xóa bỏ trên 25 triệu túi bị vứt vào môi trường như trước, cả thế giới có thể xóa bỏ trên 9 tỉ túi mỗi năm.

- Sử dụng túi đựng không phải túi ni lông như bằng giấy, lá, nhất là khi gói thực phẩm. 

- Chúng ta có thể tuyên truyền cho gia đình, bạn bè và mọi người thấy tác hại của túi ni lông để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng túi ni lông. 

Là học sinh chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường, hãy cùng nhau tuyên truyền đến mọi người tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Tham gia các hoạt động thu gom túi ni lông ở địa phương, gia đình, nhà trường để góp phần cho trái đất luôn xanh tươi.

Từ thực tế chúng tôi thấy rằng việc sử dụng bao bì ni lông chưa hẳn là nhu cầu mà đôi khi trở thành một xu hướng.Ví dụ muốn mang túi, làn đi mua đồ chắc chả ai dám vì ngại. Nhưng để bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống, mỗi người hãy ý thức hơn trong việc sử dụng túi ni lông: hạn chế sử dụng, không vứt bừa bãi, giặt sử dụng lại... Vì vậy một lần nữa chúng tôi muốn nhắc nhở tới cộng đồng như một hồi chuông cảnh tỉnh cần phải thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học (ảnh 6)
Mọi người hãy cùng chung tay góp sức để góp phần bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta

Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới trái đất hơn nữa! 

Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng. Mọi người hãy cùng chung tay góp sức, góp phần bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

c/ Ứng dụng thông tin trong quá trình thực hiện

Lên trang website để tìm hình ảnh, tư liệu liên quan để tham khảo.

d/ Các học liệu liên quan được sử dụng trong quá trình giải quyết tình huống.

  • Sách Ngữ văn 8, bài “Thông tin về trái đất năm 2000”; sách báo, tài liệu liên quan ...

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

a) Thực tiễn học tập

Đây là một hồi chuông giúp các bạn học sinh chúng ta nhìn xa hơn, thấy rõ tác hại việc sử dụng túi ni lông. Chúng tôi hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh trường lớp mỗi ngày.

Chúng tôi mong các bạn có cách học tập khoa học biết vận dụng kiến thức liên môn để học tốt hơn.

b) Thực tiễn đời sống xã hội

- Từ những tình huống trên cho thấy ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn chưa cao. Bài viết này giúp mỗi học sinh nói riêng và người dân nói chung thấy được tác hại của việc sử dụng túi ni lông. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và cũng chính là bảo vệ sức khỏe của mình bằng hành động cụ thể thiết thực đó là hãy chung tay nói không với túi ni lông. 

- Mỗi học sinh chúng ta sẽ là một tuyên truyền viên tích cực giúp mọi người hiểu vì sao không nên sử dụng túi ni lông. Góp phần bảo vệ môi trường sống, đem lại lợi ích cho toàn xã hội góp phần giúp đất nước phát triển hơn trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông  chúng tôi mong rằng mọi người thực hiện tốt. “VÌ MÔI TRƯỜNG XANH HÃY CHUNG TAY NÓI KHÔNG VỚI TÚI NI LÔNG ”. Đó là lời khẩn cầu của chúng tôi, mọi người trên toàn thế giới, hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, đó là Trái Đất thân yêu. Lời cuối chúng tôi xin chúc mọi người một cuộc sống xanh tươi và làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

icon-date
Xuất bản : 03/10/2021 - Cập nhật : 03/10/2021