logo

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương. Tỉnh Hải Dương đã tổ chức cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến 2021 để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về các quy định của pháp luật.


1. Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương đợt 2

Câu 1. Hành vi báo cháy giả bị áp dụng mức phạt tiền nào?

A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Câu 2. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

A. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.

C. Chấp hành hiệu lệnh đèn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

D. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 3. Khi phát hiện cháy, nổ xảy ra thì phải gọi điện báo cháy đến số máy nào?

A. 113

B. 114

C. 115

D. 116

Câu 4. Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra PCCC thường xuyên, định kỳ, đột xuất?

A. Người đứng đầu cơ sở.

B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

C. Chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 6. Những hành vi vi phạm giao thông nào sau đây ngoài việc bị phạt tiền thì còn bị tạm giữ phương tiện đến 7 (bảy) ngày?

A. Đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều đường

B. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

C. Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở

D. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu

Câu 7. Người điều khiển xe môtô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi?

A. 16 tuổi

B. 18 tuổi

C. 20 tuổi

D. 17 tuổi

Câu 8. Người điều khiển phương tiện được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào sau đây?

A. Bên trái đường một chiều;

B. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

C. Ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

D. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

Câu 9. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe thô sơ đi trên làn đường bên trái trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.

B. Xe thô sơ, xe máy chuyên dùng đi làn đường bên phải; các xe còn lại đi trên làn đường phù hợp

C. Xe thô sơ đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

D. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.

Câu 10. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?

A. Bảo vệ hiện trường;

B. Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

C. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

D. Tất cả các nghĩa vụ trên

Câu 11. Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có trách nhiệm tham gia vào đội PCCC cơ sở, đội dân phòng khi có yêu cầu?

A. 18 tuổi

B. 20 tuổi

C. 16 tuổi

D. 22 tuổi

Câu 12. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì?

A. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

B. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.

C. Giảm tốc độ, chuyển làn đường phù hợp nhường đường xe ưu tiên.

D. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được ưu tiên

Câu 13. Hành vi điều khiển xe môtô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h thì bị xử lý như thế nào?

A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày.

B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 10 (mười) ngày.

C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng

D. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày

Câu 14. Khi xảy ra cháy tại cơ sở, lực lượng Cảnh sát PCCC chưa tới, ai là người chỉ huy chữa cháy?

A. Đội trưởng đội PCCC cơ sở.

B. Người đứng đầu cơ sở bị cháy.

C. Tổ trưởng tổ sản xuất.

D. Tổ trưởng tổ bảo vệ.

Câu 15. Hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng bị áp dụng mức phạt tiền nào?

A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Câu 16. Theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy thì phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của ai?

A. Lực lượng Cảnh sát PCCC.

B. Cơ quan, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

C. Chính quyền địa phương.

D. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 17. Có bao nhiêu hình thức xử lý đối với người điều khiển phương tiện ô tô vi phạm lỗi nồng độ cồn?

A. Phạt tiền, tước GPLX

B. Phạt tiền, tạm giữ phương tiện có thời hạn

C. Phạt tiền, tạm giữ phương tiện, tước GPLX không thời hạn

D. Phạt tiền, tạm giữ phương tiện, tước GPLX có thời hạn

Câu 18. Trong các chất chữa cháy sau đây, chất chữa cháy nào được sử dụng để dập tắt đám cháy xăng, dầu hiệu quả nhất?

A. Nước

B. Khí CO2

C. Bột chữa cháy

D. Bọt chữa cháy

Câu 19. Trách nhiệm của cá nhân trong công tác PCCC là gì?

A. Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.

B. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PCCC; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng.

C. Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 20. Ngày “Toàn dân phòng cháy và chữa cháy” là ngày nào?

A. Ngày 04/10

B. Ngày 20/10

C. Ngày 10/4

D. Ngày 19/8


2. Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương đợt 1

Câu 1. Những hoạt động bảo vệ môi trường nào được khuyến khích?

A. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.

B. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.

C. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế cao tuy có thể gây hại đến môi trường.

D. Câu A, B là câu trả lời đúng.

Câu 2. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác phải có trách nhiệm gì?

A. Khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường

B. Bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra

C. Bị xử lý theo quy định của pháp luật

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 3. Theo Luật bảo vệ môi trường quy định cộng đồng dân cư nơi chịu tác động môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì?

A. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở

B. Tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật

C. Yêu cầu chủ cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với cơ quan nào?

A. Y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

B. UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú

C. Trung tâm y tế cấp huyện nơi cư trú

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương đầy đủ nhất.

Câu 5. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được?

A. Tiến hành định kỳ hằng năm.

B. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên khắc phục ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

C. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

D. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên hoạt động khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại.

Câu 6.  Bệnh truyền nhiễm gồm có mấy nhóm?

A. 2 nhóm (nhóm A, nhóm B)

B. 3 nhóm (nhóm A, nhóm B, nhóm C)

C. 4 nhóm (nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D)

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 7. Trách nhiệm của người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là?

A. Khai báo trung thực diễn biến bệnh;

B. Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

C. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

D.Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 8. Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm những hành vi nào?

A. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

B. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

C. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 9. Theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật

B. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm

C. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 10. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý các khu vực công cộng?

A. Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý

B. Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường

C. Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 11. Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian bao lâu?

A. Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.

B. Trong thời gian 12 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch

C. Trong thời gian 6 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch

D. Trong thời gian 36 giờ kể từ khi phát hiện bệnh dịch

Câu 12. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức nào?

A. Phát phiếu lấy ý kiến

B. Bỏ phiếu

C. Tổ chức họp cộng đồng dân cư

D. Các câu A, B, C đều đúng

Câu 13. Ô nhiễm môi trường là gì?

A. Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

B. Là sự biến đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh học của thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.

C. Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường

D. Là sự biến đổi của các thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

Câu 14. Bệnh truyền nhiễm là gì ?

A. Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

B. Là bệnh lây truyền trực tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

C. Là bệnh lây truyền gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

D. Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ người sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Câu 15. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp nào?

A. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;

B. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;

C. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 16. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm nào dưới đây thì phải cách ly?

A. Thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.

B. Thuộc nhóm A phải được cách ly.

C. Thuộc nhóm A và nhóm B phải được cách ly.

D. Thuộc nhóm A, nhóm B và nhóm C phải được cách ly

Câu 17. Hình thức cách ly y tế bao gồm?

A. Cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

B. Cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

C. Cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

D. Cách lý tại cơ sở khám bệnh

Câu 18. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào?

A. Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

B. Tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường;

C. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 19. Thời điểm nào chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận?

A. Trước khi triển khai dự án, phương án

B. Trong khi triển khai dự án, phương án

C. Sau khi triển khai dự án, phương án

D. Câu A, B là câu trả lời đúng.

Câu 20. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch nào dưới đây?

A. Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

B. Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;

C. Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.


3. Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương

Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương được tổ chức thành 2 đợt:

  • Đợt 1:  Từ 00h00 ngày 01/7 đến 24h00 ngày 31/7
  • Đợt 2:  Từ 00h00 ngày 15/9 đến 24h00 ngày 14/10

Bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm trả lời trong thời gian 20 phút. Mỗi người có 3 lần dự thi

- Cách thức tham gia cuộc thi:

Các bạn có thể truy cập 1 trong các website sau và ấn vào banner cuộc thi:

  • https://thitimhieuphapluat.haiduong.gov.vn
  • http://pbgdpl.haiduong.gov.vn
  • http://sotuphap.haiduong.gov.vn

- Giải thưởng của cuộc thi gồm:

  • Giải nhất 3 triệu (1 giải)
  • Giải nhì 2 triệu (2 giải)
  • Giải ba 1 triệu (3 giải)
  • Giải khuyến khích 500.000 (5 giải)

Top lời giải vừa gửi đến bạn đọc đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương đợt 1 và đợt 2. Thông qua đợt thi, các bạn được trang bị thêm kiến thức về an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và các quy định trong phòng chống dịch. Đây là điều bổ ích và đầy ý nghĩa trong bối cảnh đất nước đang chống chọi với dịch bệnh, số vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam trong những năm gần đây đã cướp đi mạng sống của nhiều công dân. Bên cạnh đó, những vụ hỏa hoạn gây ra sự mất mát về người và của. Việc trang bị kiến thức về các vấn đề này có ý nghĩa trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, bảo vệ an toàn cho chính bản thân và người xung quanh.

Giải thưởng của cuộc thi cũng là một phần hấp dẫn. Để tham gia cuộc thi, các bạn phải trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm với mức độ câu hỏi được đánh giá là khá dễ dàng, không làm khó công dân.

icon-date
Xuất bản : 06/10/2021 - Cập nhật : 02/08/2023