logo

Ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là

Câu hỏi: Ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là

Trả lời:

- Mạch đơn giản, nhỏ gọn

- Chi phí thấp

- Dễ kết nối

- Số linh kiện trong mạch ít

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về mạch chỉnh lưu để làm rõ câu hỏi trên nhé!


1. Khái niệm Mạch điện tử

Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn, dây dẫn để thực hiện một chức năng nào đó trong kỹ thuật điện tử.

Ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là

2. Phân loại Mạch điện tử

Có nhiều cách phân loại khác nhau , về cơ bản được phân theo 2 cách :

* Cách 1: Theo chức năng và nhiệm vụ:

- Mạch khuyếch đại.

- Mạch tao sóng hình sin.

- Mạch tao xung.

- Mạch nguồn chỉnh lưu lọc & ổn áp.

* Cách 2 : Theo phương thức gia công , xử lý tín hiệu:

- Mạch kĩ thuật tương tự (Analog)

- Mạch kĩ thuật số (Digital)


3. Khái quát về Mạch chỉnh lưu

- Mạch chỉnh lưu là một mạch điện điện tử chứa các linh kiện điện tử có tác dụng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu được dùng trong các bộ nguồn một chiều hoặc mạch tách sóng tín hiệu vô tuyến trong các thiết bị vô tuyến. Trong mạch chỉnh lưu thường chứa các Điốt bán dẫn để điều khiển dòng điện và các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện khác.

- Khi chỉ dùng một diode đơn lẻ để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều, bằng cách khóa không cho phần dương hoặc phần âm của dạng sóng đi qua mạch điện, thì mạch chỉnh lưu được gọi là chỉnh lưu nửa chu kỳ hay chỉnh lưu nửa sóng. Trong các bộ nguồn một chiều người ta hay sử dụng các mạch chỉnh lưu nhiều diode (2 hoặc 4 diode) với các cách sắp xếp khác nhau để có thể biến đổi từ xoay chiều thành một chiều bằng phẳng hơn trường hợp sử dụng một diode riêng lẻ. Trước khi các diode bán dẫn phát triển, người ta còn dùng các mạch chỉnh lưu sử dụng đèn điện từ chân không, đèn chỉnh lưu thủy ngân, các dãy bán dẫn đa tinh thể seleni.

Các cách mắc mạch chỉnh lưu:

a. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì: 

- Mạch chỉnh lưu nửa chu kì (bán kì) là mạch chỉ gồm 1 điốt mắc nối trực tiếp với tải. Như ta đã biết đặc điểm của diode như một chiếc van một chiều. Nên điốt được sử dụng trong mạch chỉnh lưu bán kì để chuyển điện áp xoay chiều thành một chiều:

+ Ở nửa chu kỳ dương, điôt phân cực thuận, dòng điện 1 → điôt Đ → Rtải →2.

+ Ở nửa chu kỳ âm, điôt bị phân cực ngược do đó không có dòng qua tải.

Ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là (ảnh 2)
a) Sơ đồ mạch điện; b) Giản đồ dạng sóng

* Nhận xét:

- Trong thực tế, mạch chỉnh lưu một nửa chu kì ít được sử dụng hơn các loại mạch khác do độ gợn sóng lớn. Ta thường thấy mạch chỉnh lưu nửa chu kì ở ngõ ra của các bộ nguồn xung hoặc trong các máy hàn.

- Mạch chỉnh lưu nửa chu kì chỉ sử dụng 1 điốt và biến áp (nếu cần thiết). Do đó ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là đơn giản, rẻ tiền, dễ đấu dây do số lượng của phần tử trong mạch ít.

+ Mạch đơn giản, nhỏ gọn

+ Chi phí thấp

+ Dễ kết nối

+ Số linh kiện trong mạch ít

⇒ Hiệu quả kém, thực tế ít sử dụng.

b. Mạch chỉnh lưu cả chu kì ( toàn sóng ) hình tia ( điểm giữa ).

+ Ở nửa chu kì dương, dòng 1→ Đ1 → Rtải → 2.

+ Ở nửa chu kì âm, dòng 3 → Đ2 → Rtải → 2.

Ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là (ảnh 3)
a) Sơ đồ mạch điện; b) Giản đồ dạng sóng

c. Mạch chỉnh lưu cầu:

+ Ở nửa chu kỳ dương, dòng điện I → Đ1 → Rtải → Đ3 → cực âm của cuộn thứ cấp.

+ Ở nửa chu kỳ âm, dòng điện I → Đ2 → Rtải → Đ4 → cực âm của cuộn thứ cấp.

Ưu điểm của mạch chỉnh lưu một nửa chu kì là (ảnh 4)

Nhận xét: Mạch dùng bốn điốt

+ Biến áp nguồn không yêu cầu đặc biệt.

+ Điốt không phải chịu điện áp ngược cao.

+ Dạng sóng ra U0 có độ gợn nhỏ nên dễ lọc

⇒ Hiệu quả tốt, thực tế dùng phổ biến.

icon-date
Xuất bản : 17/01/2022 - Cập nhật : 17/01/2022