Câu hỏi: Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
Trả lời:
Đặc điểm loại hình kinh doanh hộ gia đình:
- Thứ nhất, Cá nhân hộ gia đình là chủ sở hữu
+ Kinh doanh hộ gia đình là một hình thức kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu của tư nhân, với một cá nhân có thể đứng lên làm chủ hoặc một hộ gia đình gồm các thành viên là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực và đảm bảo các yêu cầu về hành vi dân sự.
+ Những cá nhân được cấp quyền làm chủ sẽ có toàn quyền quyết định về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, khi kinh doanh hộ gia đình sẽ không có tư cách pháp nhân
+ Hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân cũng như không có con dấu riêng, không được mở những chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như không có thẩm quyền giống như các doanh nghiệp đang hoạt động.
- Thứ ba, quy mô kinh doanh nhỏ
+ Số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng dưới 10 người. Đồng thời với lượng người như này, doanh nghiệp rất dễ dàng quản lý và phân công nhiệm vụ được tốt hơn. Lao động thường là người thân trong gia đình
- Thứ tư, Công nghệ kinh doanh đơn giản
+ Với số lượng nhân công chưa đến 10 người thì hộ gia đình kinh doanh những mặt hàng không đòi hỏi quá nhiều về công nghệ. Hộ gia đình có thể kinh doanh một số mặt hàng như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng ăn, cửa hàng bán các loại đặc sản hoặc bạn có thể mở cửa hàng mỹ phẩm kinh doanh cửa hàng bán điện thoại nhỏ lẻ hoặc sửa chữa điện thoại. Đối với những hộ gia đình làm nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối, kinh doanh các gánh hàng rong, ăn vặt hay làm những hoạt động dịch vụ có thu nhập thấp thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp đó là các hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về kinh doanh hộ gia đình nhé!
- Kinh doanh hộ gia đình là mô hình do một cá nhân hoặc một hộ gia đình đứng lên làm chủ. Người làm chủ có quyền đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn cả nước. Tuy nhiên, họ chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định và sử dụng không quá 10 nhân công trong quá trình hoạt động. Trong khi tiến hành quá trình kinh doanh thì chủ hộ sẽ không có con dấu và phải chịu toàn bộ trách nhiệm với tài sản của mình.
- Hoạt động kinh doanh này có thể bao gồm những hoạt động như sản xuất, giao dịch thương mại, tổ chức và cung cấp các hoạt động dịch vụ. Nếu như hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên số lượng nhân công trên 10 người thì sẽ phải chuyển sang hình thức doanh nghiệp
* Ưu điểm của hộ kinh doanh
- Thủ tục thành lập khá đơn giản, chỉ cần nộp đủ các giấy tờ sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
- Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán.
* Nhược điểm của hộ kinh doanh
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;
- Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh.
- Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT.
- Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.