logo

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có tên gọi là

Giao thông vận tải - một trong những trọng điểm bắn phá của địch được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt. Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có tên gọi là Đường Hồ Chí Minh


Câu hỏi: Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có tên gọi là

A. Đường Hồ Chí Minh.

B. Đường Sài Gòn.

C. Đường Lam Sơn.

D. Đường Đồng Lộc.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Đường Hồ Chí Minh

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có tên gọi là Đường Hồ Chí Minh


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A 

Giao thông vận tải - một trong những trọng điểm bắn phá của địch được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt. Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam, vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu ‘’mỗi người làm việc bằng hai’’. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại ‘’thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người’’

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam mang tên Hồ Chí Minh, trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn cây số đã nối liền hậu phương với tiền tuyến. Qua tuyến vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung sức người và sức của từ miền bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có tên gọi là

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

Câu 1. Quân đội nước nào từng tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Inđônêxia.       

B. Malaixia.

C. Hàn Quốc.       

D. Singapo.

Đáp án: C

Câu 2. Trong cuộc tiến công chiến lược mùa khô 1966 - 1967, Mĩ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược ?

A. 890 cuộc hành quân.           

B. 450 cuộc hành quân.

C. 980 cuộc hành quân.          

D. 895 cuộc hành quân.

Đáp án: D

Câu 3. Căn cứ Dương Minh Châu nằm ở

A. Tỉnh Tây Ninh.

B. Tỉnh Đồng Nai.

C. Tỉnh Sóc Trăng.

D. Tỉnh An Giang.

Đáp án: A

Câu 4. Những tỉnh đầu tiên phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là

A. Quảng Bình, Hải Phòng, Nghệ An.

B. Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá.

C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá.

D. Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh.

Đáp án: D

Câu 5. Một phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của nhân dân miền Bắc trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ là

A. “Ba mục tiêu”.        

B. “Ba điểm cao”.

C. “Hai giỏi”.        

D. “Ba tốt”.

Đáp án: A

icon-date
Xuất bản : 03/06/2022 - Cập nhật : 03/06/2022