logo

Quá trình mở rộng thành viên của ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Vậy để tìm hiểu quá trình mở rộng thành viên của ASEAN, mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau cùng Top lời giải nhé:


Trắc nghiệm: Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và gian khó vì:

A. Nguyên tắc quá bán của tổ chức ASEAN

B. Mục tiêu nhất thể hóa khu vực Đông Nam Á.

C. Thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau.

D. Sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước.

Trả lời:

Đáp án: C. Thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau.

Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và gian khó vì thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C:

Trong quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), do thời gian giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á có sự khác nhau, thậm chí phải cầm súng chiến đấu chống sự trả lại xâm lược của các nước Tây Âu rồi chủ nghĩa thực dân mới nên quá trình này diễn ra lâu dài và đầy gian khó. 

Trong tuyên bố Bangkok năm 1967, các nước ASEAN tuyên bố "ASEAN mở cửa cho tất cả các nước trong khu vực ĐNA tham gia nếu như họ chấp nhận các nguyên tắc, mục đích của tổ chức". Nhưng khi đó do chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương nên vấn đề này không tiến triển. Campuchia thi hành chính sách trung lập, không tham gia khối; Việt Nam và Lào đang có chiến tranh; còn Myanma và Chính quyền Nam Việt Nam tham dự ASEAN với tư cách quan sát viên đến năm 1973.

Sau đó, năm 1975, ASEAN lại nêu đề nghị mời Việt Nam tham gia ASEAN. Nhưng Việt Nam đã từ chối vì cho rằng ASEAN là một dạng khác của SEATO (Tổ chức Hiệp ước các nước ĐNA). Lập luận của Việt Nam dựa trên cơ sở một số nước thành viên ASEAN (Thái Lan và Philippines) đã gửi quân tham chiến trong chiến tranh ở Việt Nam.

Quá trình mở rộng thành viên của ASEAN

Đó là một số đề nghị của ASEAN. Còn về phía Việt Nam, trong thời gian từ cuối 1977 đến cuối 1978, do tình hình khu vực có những thay đổi nhanh chóng nên Việt Nam chủ trương xây dựng quan hệ tốt với các nước ASEAN để tạo ra môi trường xung quanh hòa bình, ổn định, rút lui những bảo lưu đối với ZOPFAN (Khu vực hòa bình, hữu nghị và trung lập); đề nghị với ASEAN để Việt Nam ký Hiệp ước Bali (Hiệp ước không xâm lược) và trở thành thành viên ASEAN, nhưng các nước ASEAN đã bác bỏ đề nghị này. Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia tháng 9/1989, một số lãnh đạo của ta có đề cập đến vấn đề Việt Nam có thể trở thành thành viên ASEAN. Nhưng những đề nghị này khi đó không được các nước ASEAN xem xét một cách nghiêm chỉnh vì vẫn tồn tại tâm trạng không tin cậy rất lớn giữa Việt Nam và ASEAN, mặc dù Việt Nam đã rút quân khỏi campuchia.

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mới có thể phát triển từ “ASEAN 6” lên “ASEAN 10”, mở ra chương mới cho lịch sử khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, với nội dung giải thích trên, ta có thể kết luận rằng quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và gian khó vì thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau.

=> Chọn đáp án C.

>>> Xem thêm: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về quá trình mở rộng thành viên của ASEAN. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 03/06/2022 - Cập nhật : 28/11/2022