Tuần lộc được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Á. Chúng là loài hươu lớn, thường sinh sống ở những vùng có khí hậu lạnh giá. Vì thường sống trong các vùng băng giá nên tuần lộc có lớp mỡ và lớp lông dày
A. Nam Á
B. Bắc Á.
C. Đông Á.
D. Tây Á.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Bắc Á.
Tuần lộc được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Á
Tuần Lộc tiếng anh là Rangifer Tarandus là loài vật có vú thuộc họ Hươu nai. Thực tế, chúng là loài hươu lớn, thường sinh sống ở những vùng có khí hậu lạnh giá như tuần lộc Bắc Cực, Bắc Mỹ, Nam Cực và một số khu vực phía Bắc Châu Âu và Châu Á.
Vì thường sống trong các vùng băng giá nên tuần lộc có lớp mỡ và lớp lông dày. Chúng là loài động vật hoàn toàn có thật nhưng thường được gắn liền với hình ảnh ông già Noel cưỡi xe tuần lộc bay khiến nhiều người hiểu nhầm đây là con vật của sự tưởng tượng.
Chăn nuôi tuần lộc hay chăn thả tuần lộc (Reindeer herding) là các hoạt động chăn nuôi, chăn thả các loài tuần lộc đã thuần hóa để phục vụ cho con người. Chăn tuần lộc là hoạt động du mục người dân ở một khu vực hạn chế. Hiện nay, tuần lộc là động vật bán thuần hóa duy nhất thuộc về miền cực Bắc ở Trái Đất. Chăn nuôi tuần lộc hiện được duy trì ở chín quốc gia gồm Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nga, Greenland, Alaska (Hoa Kỳ), Mông Cổ, Trung Quốc và Canada, một đàn nhỏ cũng được duy trì ở Scotland. Nhiều bộ tộc, bộ lạc bản địa ở vùng cực Bắc được biết đến là có truyền thống chăn nuôi tuần lộc.
Chăn nuôi tuần lộc được thực hiện bởi các cá nhân trong một số loại hình hợp tác xã, dưới các hình thức như gia đình (chăn nuôi nông hộ), huyện, nông trại làng Sámi và Yakut và Sovkhozy (trang trại tập thể) với khoảng 100.000 người đang tham gia chăn tuần lộc ngày nay quanh miền cực Bắc. Chăn nuôi tuần lộc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và sinh kế của các cư dân bản địa ở miền Cực Bắc vốn quanh năm giá lạnh, vì chúng cung cấp thịt như là nguồn thức phẩm quan trọng, sữa, sức kéo, chuyên chở, da, lông, phân cho người bản địa để chống chọi trước cái lạnh.
Nhiều loài tuần lộc đã bị con người thuần hoá và nuôi theo bầy đàn, nhiều cộng đồng cư dân ở bắc Nga, bắc bán đảo Scandinavia và Iceland nuôi tuần lộc theo đàn, chúng cung cấp thịt, lông và là phương tiện vận chuyển hữu hiệu cho họ, chúng còn thường được thuần hóa để kéo xe cho con người. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 triệu con tuần lộc được thuần hóa và bán thuần hóa hỗ trợ sinh kế cho khoảng 100.000 người. Chăn nuôi tuần lộc là một nghề truyền thống ở một số vùng phía bắc gồm khu tự trị Yamal-Nenets. Khu tự trị Yamal là nơi có số tuần lộc nhiều nhất với 760.000 con hiện đang phải đối mặt với tình trạng chăn thả quá mức gây ra nhiều vấn đề. Từng ghi nhận một đàn tuần lộc của một trang trại với tổng cộng khoảng 3.000 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn bất thường trên một con đường ở Siberia khi những người lái xe phải mất 20 phút chờ 3.000 con vật đi qua.
Ở Phần Lan, tuần lộc là vật nuôi phổ biến, chúng được nuôi để lấy thịt, lấy lông và sữa, chăn nuôi tuần lộc đã trở thành một nghề truyền thống có từ lâu đời ở Phần Lan. Tuần lộc thường được dùng làm sức kéo thay công việc của trâu, bò bởi chúng khỏe mạnh, nhanh nhẹn và dai sức. Ngoài việc sử dụng tuần lộc làm sức kéo, người dân còn bán hàng thủ công làm từ sừng tuần lộc.
Ở bắc Lapland, tuần lộc chăn nuôi vẫn là một nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình. Có khoảng 200.000 con tuần lộc được chăn nuôi ở Phần Lan thì tỉnh Lapland sở hữu tới 6.500 con, chúng mang về khoản thu nhập chính cho những người dân ở tỉnh Lapland, Phần Lan. Ở Na Uy hiện có khoảng 200.000 con tuần lộc, hầu hết thuộc sở hữu của người Sami bản xứ, họ nuôi chúng để lấy thịt, da và gạc.
- Bộ tộc Sami sống rải rác ở Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Nga
- Theo truyền thống, người Sami sống bằng nghề đánh bắt cá ven biển, bẫy động vật, và chăn nuôi. Trong đó, phương thức sinh kế được biết đến nhiều nhất của họ là chăn nuôi tuần lộc.
- Đối với các gia đình Sami, tuần lộc là nguồn thu nhập quan trọng nhất, cuộc sống du mục của họ gắn bó với đời sống của những con tuần lộc, đắm mình trong cuộc sống hòa quyện với thiên nhiên.
- Theo lịch của người Sami, một năm được chia ra làm tám mùa giống như vòng đời của tuần lộc. Trước khi chăn nuôi tuần lộc, người Sami săn bắn loài thú này. Thịt tuần lộc làm thức ăn và đem buôn bán, lông và sừng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.
- Vào độ cuối đông, hàng ngàn con trong đàn tuần lộc sẽ được người Sami dẫn đường di cư đến những vùng đất có điều kiện sinh sống tốt hơn. Cuộc di cư của đàn tuần lộc là một cuộc hành trình lớn, phải mất đến hai tháng mới hoàn thành. Và trên đường đi, đàn tuần lộc được chăm sóc tốt với cỏ khô và nước uống đầy đủ. Người Sami rất yêu quý những con tuần lộc và coi đây là tài sản quý. Văn hóa chăn nuôi gia súc của người Sami vẫn hòa hợp với tự nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm: