Đông Bắc bộ là vùng lãnh thổ ở phía Đông Bắc miền Bắc Việt Nam, thuộc hướng bắc vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam. Hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc là Tây Bắc - Đông Nam.
A. Tây Bắc - Đông Nam.
B. Đông Bắc - Tây Nam.
C. Bắc - Nam.
D. Tây - Đông.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Tây Bắc - Đông Nam.
Hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc là Tây Bắc - Đông Nam.
Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Địa hình vùng núi Đông Bắc có đặc điểm là có hướng nghiêng chung thấp dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, chủ yếu là đồi núi thấp với 4 cánh cung nổi bật là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.
– Phạm vi đồi núi khu vực Đông Bắc: Nằm ở phía Đông của thung lũng Sông Hồng.
– Hướng núi: Hướng vòng cung là hướng chủ đạo của địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc.
– Đặc điểm chính:
+ Địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc gồm 4 cánh cung: Cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều. Những cánh cung này mở ra về phía Bắc và phía Đông và chụm lại tại Tam Đảo.
+ Địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc có núi thấp chiếm diện tích là chủ yếu, tuy nhiên cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m, ví dụ: khu vực thượng nguồn sông Chảy.
+ Hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc là Tây Bắc - Đông Nam.
- Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có khí hậu cận nhiệt ẩm. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá, đôi khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió.
>>> Xem thêm: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc
Câu 1.“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng :
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Đáp án: C. Trường Sơn Bắc.
Câu 2. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình :
A. Đồng bằng.
B. Các bậc thềm phù sa cổ.
C. Các cao nguyên.
D. Các bán bình nguyên.
Đáp án: D. Các bán bình nguyên.
Câu 3. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :
A. Sông Gâm.
B. Đông Triều.
C. Ngân Sơn.
D. Bắc Sơn
Đáp án: A. Sông Gâm.
Câu 4. Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :
A. Vùng núi Trường Sơn Nam.
B. Vùng núi Tây Bắc.
C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
D. Vùng núi Đông Bắc.
Đáp án: B. Vùng núi Tây Bắc.
Câu 5. Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là:
A. Sông Hồng và sông Đà.
B. Sông Đà và Sông Mã.
C. Sông Hồng và sông Cả.
D. Sông Hồng và sông Mã.
Đáp án: C. Sông Hồng và sông Cả.
Câu 6. Nằm ở phía Tây Nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :
A. Plây-cu.
B. Mơ Nông.
C. Đắc Lắc.
D. Di Linh.
Đáp án: B. Mơ Nông.
Câu 7. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng:
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Đáp án: D. Trường Sơn Nam.
-----------------------
Qua bài viết trên, các bạn đã biết được hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc là Tây Bắc - Đông Nam và được tìm hiểu về sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam. Chúng tôi hi vọng với những kiến thức do giáo viên Top lời giải tổng hợp và biên soạn, các bạn đã có được những tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của mình. Chúc các bạn học tốt !