logo

Từ văn bản “Ai ơi mùng 9 tháng 4”, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống

Cùng Toploigiai tìm hiểu văn bản "Ai ơi mồng 9 tháng 4”, sau đó Từ văn bản “Ai ơi mùng 9 tháng 4”, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống


I. Tìm hiểu chung văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4

1. Tác giả: Anh Thư.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Báo điện tử Hà Nội mới, 2004.


II. Đọc hiểu văn bản

1. Hội Gióng

- Địa điểm:

+ Cố Viên - giữa đồng thông Đổng Viên - Vườn tương cà của mẹ Gióng, nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.

+ Miếu Ban - thôn Phù Dực - tên cũ là rừng Trại Nòn - Nơi Thánh được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.

+ Đền Mẫu (đền Hạ) - nơi thờ mẹ Gióng - xây ở ngoài đê.

+ Đền Thượng - nơi thờ phụng Thánh - xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh - có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận.

- Lưu ý: Thời điểm Hội Gióng bắt đầu mùa mưa dông.

2. Các hoạt động chính

a) Hát thờ

- Địa điểm: Trước thủy đình ở đền Thượng.

- Loại hình chủ yếu: Hát dân ca.

b) Hội trận

- Địa điểm: Một cánh đồng rộng lớn.

- Mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc:

+ 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp, tượng trưng 28 đạo quân thù.

+ 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quần xà cạp là quân ta.

+ Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ dọn đường, tượng trưng đạo quân mục đồng.

+ Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh đánh giặc.

+ Trong đám rước còn có ông Trống, ông Chiêng và 3 viên Tiểu Cố mặc áo xanh lĩnh xướng.

+ Còn có cả đánh cờ người. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ thì dân chúng xem hội chia nhau đồ tế lễ vì tin rằng chúng sẽ đem lại may mắn cho cả năm.

+ Điểm kết thúc: Đổng Viên.

Từ văn bản “Ai ơi mùng 9 tháng 4”, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống

3. Ý nghĩa hội Gióng

- Biểu diễn các nghi thức lễ mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao.

- Dịp để người Việt Nam cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều.

- Gìn giữ tài sản vô giá lưu truyền về sau.

>>> Xem thêm: Lễ hội Dinh Cô là lễ hội truyền thống của địa phương nào?

  Qua quá trình tìm hiểu về văn bản ta nhận thấy vai trò quan trọng của các lễ hội truyền thống và việc bảo tồn lễ hội truyền thống. Từ văn bản “Ai ơi mùng 9 tháng 4”, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống


Đoạn văn tham khảo

Các lễ hội truyền thống chính là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần tạo nên một phần giá trị vô giá chứa đựng những hồn cốt, tinh hoa của một quốc gia Các lễ hội truyền thống chính là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần tạo nên một phần giá trị vô giá chứa đựng những hồn cốt, tinh hoa của một quốc gia. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những lễ hội truyền thống. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của từng lễ hội. Mỗi lễ hội của Việt Nam đều gắn với một ý nghĩa đặc biệt của đất nước mà chúng ta cần hiểu biết để có niềm tự hào về chúng. Như lễ hội làng Phù Đổng ra đời nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng có công với dân tộc ta trong thời vua Hùng. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa đến từ những lễ hội. Chúng ta có thể tích cực tham gia lễ hội ở địa phương mình cũng như đọc thêm tài liệu về lễ hội truyền thống ở các nơi khác. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự bảo tồn và phát triển của những lễ hội truyền thống. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những nét đẹp lễ hội của mình tuyệt vời ấy đi khắp thế giới. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị lễ hội vô cùng tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đến từ những lễ hội truyền thống cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã giúp bạn làm bài văn đề bài: Ai ơi mùng 9 tháng 4”, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

icon-date
Xuất bản : 17/08/2022 - Cập nhật : 17/08/2022