logo

Từ tượng thanh gợi tả tiếng gió thổi

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Từ tượng thanh gợi tả tiếng gió thổi là: vi vu, xào xạc, rì rào, hiu hiu, lao xao, vun vút,…

Cùng Toploigiai tìm hiểu về từ tượng thanh và lấy ví dụ về từ tượng thanh trong bài viết dưới đây nhé!


1. Khái niệm từ tượng thanh

Từ tượng thanh: Là các từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc âm thanh của con người. Ví dụ: Ríu rít, thủ thỉ, líu lo, vi vu…

Những từ ghép, từ láy có nghĩa mô phỏng bất kỳ âm thanh nào có thật trong cuộc sống mà chúng ta nghe thấy đều là từ tượng thanh.

Ví dụ: Các từ tượng thanh gợi tả:

- Tiếng gió thổi: vi vu, xào xạc, rì rào, hiu hiu, lao xao, vun vút,…

- Tiếng nước chảy: róc rách, ầm ầm, ào ào,...

- Tiếng cười nói: râm ran, the thé, ồm ồm, sang sảng,...

- Tiếng mưa rơi: tí tách, lộp bộp, rào rào...

- Tiếng bước chân người: lạch bạch, thình thịch, loẹt quẹt…

- Tiếng trẻ em khóc: oa oa, oe oe, hu hu, hức hức,…

>>> Tham khảo: Cách phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh

Từ tượng thanh gợi tả tiếng gió thổi

2. Khái niệm từ tượng hình

a. Khái niệm

Từ tượng hình là những từ gợi tả được hình dáng, ngoại hình hay vẻ bề ngoài của người, của vật.

Ví dụ:

Từ tượng hình gợi tả vóc dáng như mũm mĩm, gầy gầy, cao lênh khênh, ục ịch…

Mô tả vẻ bề ngoài của vật: lực lưỡng, be bé, gầy gầy, cao cao…

b. Phân loại từ tượng hình

Từ tượng hình được chia thành 3 loại nhỏ sau:

- Từ tượng hình gợi tả dáng dấp, dáng vẻ của con người, con vật. Vóc dáng như cao, thấp, mập ốm hay các đặc điểm hình dáng đặc trưng của người, vật được mô tả mà người nghe có thể hiểu và hình dung được.

Ví dụ: Lom khom, thướt tha, gầy gò, mập mạp, nhỏ nhắn…

- Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.

Ví dụ: chót vót, mấp mô, phập phồng, ngoằn ngoèo, lưa thưa, trùng trùng, điệp điệp…

- Từ tượng hình gợi tả màu sắc của thiên nhiên, loài vật, con người.

Ví dụ: lòe loẹt, sặc sỡ, bềnh bệch, xanh xanh, tim tím, vàng hoe…

>>> Tham khảo: Tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh


3. Tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh

Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ và làm miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn. Vì đa số từ tượng thanh, tượng hình đều là từ láy

Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.

Lưu ý đa số từ tượng thanh, tượng hình là từ láy, nhưng tất cả từ láy đều không phải là tượng thanh hoặc tượng hình. Đôi khi 2 loại từ này có thể không là từ láy.

Không nên quá lạm dụng 2 loại từ này vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm.


4. Những lưu ý khi sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình

Một số từ vừa có nghĩa là từ tượng thanh, vừa có nghĩa là từ tượng hình cho nên tùy vào ngữ cảnh, ngữ nghĩa mà chúng ta có thể sắp xếp chúng vào một trong 2 loại từ này phù hợp nhất.

Đa số từ tượng hình, từ tượng thanh đều là từ láy, tuy nhiên có những từ tượng hình, từ tượng thanh không phải là từ láy mà là một từ đơn. Ví dụ như các từ: phồng, bộp, bốp…

Khi sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình cần phải phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, không nên lạm dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong khi nói và viết.


5. Bài tập về từ tượng thanh, từ tượng hình

Bài 1: Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau:

Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

Trả lời

Các từ tượng hình, tượng thanh: dịu dàng, nặng nề, từ từ, lưng lẻo, lưu luyến, nức nở, thút thít, ngập ngừng.

Bài 2: Trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến có sử dụng từ tượng hình,từ tượng thanh

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Trả lời:

Từ tượng hình: trong veo, sóng biếc, tẻo teo, gợn tí, vắng teo, xanh ngắt

Từ tượng thanh: đưa vèo, đớp động.

Bài 3: Đặt câu cho các từ tượng hình, từ tượng thanh sau: Lắc rắc, ríu rít, xinh xinh, khúc khuỷu, lạch bạch, ào ào, lấp lánh, ồm ồm, tích tắc

Gợi ý câu trả lời:

Lắc rắc: Hạt mưa rơi lắc rắc

Ríu rít: Bầy chim kêu ríu rít

Xinh xinh: Cái áo xinh xinh

Khúc khuỷu: Con đường đến trường khúc khuỷu

Lạch bạch: Đàn vịt đi lạch bạch

Ào ào: Mưa rơi ào ào suốt cả ngày

Lấp lánh: Ánh đèn thành phố lấp lánh suốt đêm

Ồm ồm: Giọng của người đàn ông ồm ồm bên tai

Tích tắc: Chiếc đồng hồ nhà tôi kêu tích tắc suốt ngày

------------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Từ tượng thanh gợi tả tiếng gió thổi và bài mở rộng kiến thức về từ tượng thanh và từ tượng hình. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 10/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads