logo

Tác dụng của thán từ

Câu trả lời đúng nhất: Tác dụng của thán từ là: nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói và gọi đáp trong giao tiếp.

Để biết nhiều hơn về thán từ, Toploigiai mời các bạn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Thán từ là gì?

Thán từ là các từ ngữ được sử dụng trong câu nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, đồng thời dùng để gọi và đáp trong giao tiếp.

=> Tác dụng của thán từ là: nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói và gọi đáp trong giao tiếp

Ví dụ:

+ Ơ kìa, cô bé nói hay sao!

Nhà của tôi ai lại hỏi chào?

(Tố Hữu)

+ Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!

(Hồ Xuân Hương)

+ Bác ơi, tim Bác mênh mông thế!

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

(Tố Hữu)

>>> Tham khảo: Tác dụng của phép lặp


2. Phân loại thán từ

Tác dụng của thán từ

a. Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm

Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: Trong câu, Thán từ thường xuất hiện qua các từ: vâng, dạ, này, ơi, ừ, a, á, ôi, ô,... (gọi đáp) hay trời ơi, than ôi,... (biểu lộ cảm xúc).

Ví dụ:

Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp. => Thán từ chao ôi có chức năng bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên về mức độ đẹp của chiếc váy.

Trời ơi! Cậu có biết gì chưa? Nam vừa đạt điểm mười môn Toán đó. => Thán từ trong câu trên là từ “trời ơi”, dùng để biểu lộ cảm xúc khi thấy Nam đạt điểm cao.

b. Thán từ dùng để gọi đáp

Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ:

Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó. => Thán từ "này" có chức năng dùng để gọi đáp trong câu nói.

Vâng! Cháu chào ông ạ. => Thán từ “vâng”, chức năng dùng để gọi đáp trong câu nói.


3. Đặc điểm của thán từ

Thông thường, vị trí mà Thán từ xuất hiện nhiều nhất là ở đầu câu. Tuy nhiên, vẫn có các vị trí khác mà thán từ có thể đứng trong câu.

a. Thán từ là một câu đặc biệt

Thán từ có thể được tách riêng thành 1 câu đặc biệt, nhằm bổ nghĩa cho câu phía sau nó.

Ví dụ: Trời ơi! Không thể tin được điểm thi lần này lại cao đến như vậy! => Ta thấy từ Trời ơi đã được tách riêng và tạo thành một câu đặc biệt, đồng thời đảm nhiệm vai trò là thành phần Thán từ trong câu.

b. Thán từ là một bộ phận trong câu

Thán từ như một một bộ phận trong câu, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc giữa câu.

Ví dụ: Này, anh ấy vừa đi đâu đó? => Ta thấy lúc này Thán từ này đứng vị trí đầu câu, và cũng đã trở thành một bộ phận trong câu.


4. Vai trò của thán từ

- Thán từ là các từ ngữ dùng trong câu với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Mục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích.


5. Phân biệt trợ từ và thán từ

 

Trợ từ

Thán từ

Khái niệm Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó. Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí mà thán từ thường xuất hiện nhiều nhất trong câu là ở vị trí đầu câu.
Vai trò Vai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến. Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Phân loại

Có 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:

- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại trợ từ này được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…

- Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…

Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 8, thán từ bao gồm 2 loại đó là:

- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…

Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.

- Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.

Ví dụ

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.

- Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.

=> Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị. Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.

-----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã giải đáp cho các bạn về Tác dụng của thán từ và cung cấp thêm kiến thức bổ sung. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt và có thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. 

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 06/10/2022