logo

Từ trái nghĩa với từ sáng sủa

Câu trả lời chính xác nhất là: Từ trái nghĩa với từ sáng sủa là: tối tăm, đen tối


Định nghĩa từ trái nghĩa trong Tiếng Việt

Từ trái nghĩa là từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng trái ngược nhau về nghĩa. Từ trái nghĩa miêu tả sự vật khác nhau là để đem lại sự so sánh rõ ràng, sắc nét nhất cho người đọc, người nghe.

Từ trái nghĩa với từ sáng sủa

Từ trái nghĩa bao gồm: Từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn


Từ trái nghĩa với từ sáng sủa là gì?

Từ trái nghĩa với từ sáng sủa là từ: tối tăm, đen tối


Những tiêu chí xác định những cặp từ trái nghĩa

Việc xác định những cặp từ trái nghĩa không quá phức tạp, tuy nhiên chúng cũng được phân định dựa trên các tiêu chí như sau:

– Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh. Ví dụ như:

Người cao – người thấp, quả bóng tròn – quả bóng méo, no bụng đói con mắt…

Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau thường xuyên và mạnh.

– Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau không

– Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.

Ví dụ:

Cứng – mềm: Chân cứng đá mềm

Mềm – rắn: Mềm nắn rắn buông

Trong ví dụ trên thì cặp: cứng – mềm / mềm – rắn đều phải đứn ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.

– Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên, còn có thể quan sát và phát hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:

+ Về mặ hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau

+ Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: dài – ngắn, già –trẻ, sớm – muộn, đầu – cuối,…

Xét các khía cạnh và đặt trong nhiều tình huống thực tế khác nhau, thì có những từ ngữ bình thường vốn không hề trái nghĩa với nhau, nhưng khi đặt trong một vài ngữ cảnh thì lại được sử dụng như những cặp từ trái nghĩa. Ví dụ như: đầu Voi đuôi Chuột, mặt Sứa gan Lim, miệng hùm gan Sứa…

Những từ như vậy thường được gọi là từ trái nghĩa ngữ cảnh, tức là chúng chỉ nằm trong thế đối sánh trái nghĩa tại một số ngữ cảnh nào đó, chứ không phải quan hệ ngữ nghĩa trong tổ chức từ ngữ của từ vựng.


Cách sử dụng từ trái nghĩa hợp lý nhất:

Không phải trường hợp nào cũng nên dùng từ trái nghĩa mà phải sử dụng loại từ này một cách hợp lý để tạo sự cân đối trong văn viết hoặc văn nói.

Đầu tiên: Bạn muốn tạo sự tương phản

Các từ trái nghĩa dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào cách hiểu của người đọc.

Ví dụ câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Nó có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước. Hoặc câu “Mất lòng trước, được lòng sau”.

Thứ hai: Dùng từ trái nghĩa để tạo thế đối

Thường dùng trong thơ văn là chính, để diễn tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Thứ ba: Từ trái nghĩa để tạo sự cân đối, ấn tượng

Cách sử dụng này làm lời thơ, lời văn thêm sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

>>> Tham khảo: Từ đồng nghĩa với từ hành khất

Trên đây là những kiến thức của Toploigiai về từ Trái nghĩa với từ sáng sủa. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 18/11/2022