logo

Từ trái nghĩa với từ lạc hậu

Câu trả lời chính xác nhất là: Từ trái nghĩa với từ lạc hậu là từ: tiên tiến


Từ trái nghĩa được hiểu như thế nào?


Định nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ đương liên, chúng khác nhau về ngữ âm, phản ánh các khái niệm. Có rất nhiều từ trái nghĩa, ví dụ như: xinh - xấu, to lớn - bé nhỏ, phải - trái,…Diễn tả những sự vật sự việc khác nhau đó là đem đến sự so sánh rõ ràng và sắc nét nhất cho người đọc, người nghe.

Đặc biệt, từ trái nghĩa được sử dụng trong rất nhiều bài thơ được lưu truyền trong dân gian như:

"Chồng thấp mà lấy vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng"

Một câu thơ đã đưa từ trái nghĩa vào thể hiện sự tương phản về đối tượng nói đến và có vai trò phân tích cụ thể những hiện tượng thực tế lên quan trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm qua nhiều năm của dân gian.

Tuy vậy, đối với những từ ngữ nhìn có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng nó không nằm trong thế quan hệ tương liên thì đó không phải là hiện tượng trái nghĩa, điều này được thể hiện rõ qua câu nói: “Nhà cậu tuy bé mà xinh” hay “cô ấy đẹp nhưng lười”.

Các cặp từ: bé – xinh; Đẹp – lười có vẻ là đối lập nhưng thực chất không phải vậy bởi chúng không nằm trong quan hệ tương liên.

Từ trái nghĩa với từ lạc hậu

Phân loại

Từ trái nghĩa được phân làm 2 loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn:

Loại từ này cũng rất dễ nhận biết trong câu sử dụng nó đặc biệt với những từ luôn có nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc đến từ này, người ta sẽ nghĩ ngay đến nghĩa trái ngược của nó.

Ví dụ: ngắn - dài, dịu hiền - đanh đá, xui xẻo - may mắn, đỏ - đen,  cao – thấp,…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn:

- Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc đến từ này người ta không nghĩ ngay đến từ còn lại.

Ví dụ: nhỏ  bé – khổng lồ; thấp tẹt – cao lêu nghêu; …


Từ trái nghĩa với từ lạc hậu

Từ trái nghĩa với từ sáng sủa lạc hậu là từ: tiên tiến

Lạc hậu có nghĩa là tụt về phía sau, không đi theo kịp đà tiến bộ, phát triển chung. Tiên tiến được hiểu là sự phát triển đi lên, vượt hẳn lên trên trình độ phát triển chung.


Nên sử dụng từ trái nghĩa khi nào?

Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:

a. Tạo sự tương phản

Thường dùng để phê phán, đả kích sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Một số câu tục ngữ tạo sự tương phản:

- “Mất lòng trước, được lòng sau”.

- “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”

- Bên trọng bên khinh

- Vô thưởng vô phạt

b. Để tạo thế đối

Từ trái nghĩa có thế đối thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Câu tục ngữ tạo thế đối: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Câu tục ngữ này diễn tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

c. Để tạo sự cân đối

Cách sử dụng này giúp câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Một số câu tục ngữ tạo sự cân đối:

- “Lên voi xuống chó”

- “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”

>>> Tham khảo: Từ trái nghĩa với từ sáng sủa

Trên đây là những kiến thức của Toploigiai về từ Trái nghĩa với từ lạc hậu. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!

icon-date
Xuất bản : 03/10/2022 - Cập nhật : 18/11/2022