Truyền thống văn hóa là nói đến những hiện tượng văn hóa xã hội đã được định hình, tuy độ dài lịch sử chưa phải là yếu tố cốt lõi của văn hóa truyền thống, nhưng cái cốt lõi chính là ý nghĩa xã hội của nó. Vậy Từ nào có nghĩa là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
A. Văn nhân
B. Văn chương
C. Văn tự
D. Văn hiến
Đáp án đúng: D. Văn hiến
Theo từ điển Tiếng Việt thì văn hiến là truyền thống văn hoá tốt đẹp và lâu đời. Trong sách “Luận ngữ” có giải thích như sau: “Văn là điển tịch; hiến là tốt đẹp, tài giỏi”. Như vậy, “văn hiến” nguyên nghĩa là văn chương, sách vở hay, bảo tồn truyền thống văn hóa lâu đời.
>>>Xem thêm: Những di sản truyền thống văn hóa của dân tộc
+ Truyền thống, theo nghĩa chung được hiểu là những hiện tượng văn hóa – xã hội, bao gồm tư tưởng tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối sống, cách ứng xử được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội khác nhau và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác. Khi điều kiện lịch sử thay đổi, truyền thống cũng có những chuyển biến nhất định chứ không phải là bất biến, vĩnh cửu trong mọi thời đại.
+ Nói đến văn hóa truyền thống là nói đến những hiện tượng văn hóa xã hội đã được định hình, tuy độ dài lịch sử chưa phải là yếu tố cốt lõi của văn hóa truyền thống, nhưng cái cốt lõi chính là ý nghĩa xã hội của nó. Trong văn hóa truyền thống có cả mặt tích cực, lẫn mặt tiêu cực, phản giá trị. Vì vậy khi nói đến giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc là chỉ nói đến những hiện tượng văn hóa - xã hội có ích, có ý nghĩa tích cực, góp phần vào sự tiến bộ xã hội. Giá trị văn hóa truyền thống về thực chất là cái được bộc lộ trong quan hệ hiện tại với quá khứ và hướng tới tương lai. Con người của hiện tại có thái độ như thế nào đối với truyền thống, xã hội hiện tại cần đến truyền thống ở mức nào sẽ quy định giá trị của văn hóa truyền thống.
+ Văn hiến: Việt Nam trải qua nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước nên thế hệ ngày nay cần biết gìn giữ và phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc. Trước hết gìn giữ và những giá trị tốt đẹp của dân tộc đất nước. Truyền thống văn hiến đó là giá đỡ tinh thần vô cùng quý báu để dân tộc bước vào tương lai, sánh vai với các cường quốc năm châu và cần được gìn giữ và phát huy.
+ Phong tục tập quán
Đất nước ta là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc không giống nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Phong tục ở nước ta có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân nước ta.
+ Trang phục – Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam
Trang phục là một trong những nhân tố chủ lực tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của nước ta với các đất nước khác trên toàn cầu. Những bộ trang phục không những ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
+ Văn nhân là cách gọi những người biết làm thơ, viết văn, gắn bó với chữ nghĩa văn chương. Theo nghĩa rộng hơn, từ văn nhân có thể dùng để chỉ những người có đời sống tinh thần gắn bó với văn nghệ - văn nghệ sĩ. Cũng trong trường nghĩa này, văn nhân còn gợi lên ý niệm về vẻ đẹp của tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, phong cách sống và văn hóa, tri thức của người được nói đến.
+ Văn chương: Văn có nghĩa là vẻ đẹp, chương có nghĩa là sự sáng tỏ. Ta có thể hiểu văn chương dụng ngôn từ đẹp, ý tứ rõ ràng, minh bạch, tức là người đọc hiểu rõ tác phẩm đó muốn biểu đạt điều gì.
+ Văn tự là hệ thống ký hiệu, cố định ngôn ngữ (với sự phụ trợ của các nét) truyền đạt thông tin thông báo, lưu giữ chúng trong không gian thời gian. Văn tự là hệ thống kí hiệu (ghi lại, cố định) ngôn ngữ ở dạng viết.
+ Văn hiến là truyền thống văn hoá tốt đẹp và lâu đời. Trong sách “Luận ngữ” có giải thích như sau: “Văn là điển tịch; hiến là tốt đẹp, tài giỏi”. Như vậy, “văn hiến” nguyên nghĩa là văn chương, sách vở hay, bảo tồn truyền thống văn hóa lâu đời.