logo

Từ láy có vần Ê – Từ láy có âm đầu là Ê

icon_facebook

Câu hỏi: Từ láy có vần Ê – Từ láy có âm đầu là Ê

Trả lời:

[CHUẨN NHẤT] Từ láy có vần Ê – Từ láy có âm đầu là Ê

ê ê

êm êm

ềnh ềnh

êu êu

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ và cấu tạo của từ nhé!

1. Ví dụ:

Câu thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao”.

Ta thấy:

Hai dòng thơ có 12 tiếng và 9 từ (Thời gian, chay, qua, tóc, mẹ, một, màu trắng, đến, nôn nao)

=> Số từ và số tiếng không giống nhau nên một từ có thể gồm nhiều tiếng.

2. Ghi nhớ

Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu

Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.

3. Phân biệt “Từ” và “Tiếng”

Chức năng: 

- Tiếng dùng để cấu tạo từ 

- Từ dùng để đặt câu

=> Một tiếng được gọi là từ khi được dùng để đặt câu.

Một từ có thể gồm một hoặc nhiều tiếng.

Từ phân loại theo cấu tạo

[CHUẨN NHẤT] Từ láy có vần Ê – Từ láy có âm đầu là Ê (ảnh 2)

Trong đó:

+ Từ đơn là từ có 1 tiếng

+ Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên

+ Từ đơn đơn âm tiết

+ Từ đơn đa âm tiết

+ Từ ghép là loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa

+ Từ láy là loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau.

+ Từ ghép tổng hợp (VD: Trong xanh – Hai tiếng “Trong” và “xanh” bình đẳng nhau về nghĩa)

+ Từ ghép phân loại (VD: Xanh rì – Hai tiếng “xanh” và “rì”, “xanh” là tiếng chính, “rì” là tiếng phụ, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

+ Từ láy toàn bộ (VD: Xanh xanh. Hai tiếng giống nhau hoàn toàn)

+ Từ láy bộ phận (VD: Xanh xao. Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

4.Từ đơn và từ phức

1)Từ đơn

a) Khái niệm

Là từ chỉ có một tiếng.

VD: Cây (Danh từ), đọc (động từ), cao (tính từ),…

b) Phân loại

Từ đơn đơn âm tiết: Từ đơn chỉ có một tiếng

Từ đơn đa âm tiết: Từ đơn được tạo nên từ nhiều âm tiết 

Tên một số loài vật: Ba ba, chuồn chuồn, châu chấu,…

Từ mượn tiếng nước ngoài: Ti vi, cà phê, in-ter-net,…

2) Từ phức

a) Khái niệm

Là từ có hai tiếng trở lên.

VD: Sạch sẽ, sạch sành sanh, lúng ta lúng túng,..

b) Phân loại

Từ ghép: Loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa.

VD: Cao lớn (Có mối quan hệ ngang hàng bình đẳng về nghĩa) , cao vút (Có mối quan hệ với nhau về nghĩa, từ “cao” là tiếng chính, “vút” là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính)

Từ láy: Loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng giống nhau về âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần. 

VD: Đo đỏ (Hai tiếng giống nhau về cả âm đầu và vần) , lao xao (hai tiếng giống nhau về vần) , xôn xao (Hai tiếng giống nhau về âm đầu)

c) Một số trường hợp dễ “nhầm lẫn” giữa “từ đơn” và “từ phức”.

Nhầm lẫn “từ đơn đa âm tiết” và “Từ láy”.

Dấu hiệu nhận biết: Từ láy có giá trị biểu cảm. Từ đơn là danh từ, để gọi tên sự vật, không có giá trị biểu cảm.

VD: Các từ ba ba, thuồng luồng, châu chấu là từ đơn đa âm tiết, dù về hình thức có các tiếng giống nhau về âm đầu, vần, cả âm đầu và vần. Không phải từ láy.

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 21/11/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads