logo

Từ láy có cặp vần Ấp – Ênh

Câu hỏi: Từ láy có cặp vần Ấp – Ênh

Trả lời:

[CHUẨN NHẤT] Từ láy có cặp vần Ấp – Ênh

Từ láy có cặp vần Ấp – Ênh

bấp bênh

bập bênh

bập bềnh

khấp khểnh

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các kiến thức hữu ích khác nhé!


1. Câu cảm thán

Khái niệm: Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,..) của người nói.

- Ví dụ:

Chiếc váy này đẹp quá!

Bạn Ngọc thông minh thật!

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chào, chà, trời; quá lắm, thật,…

+ Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)

- Ví dụ:

Trời ơi! Anh ta đã đi rồi.

Ôi chao! Cậu bất ngờ tới làm mình bất ngờ quá!

Chị Mai mặc chiếc váy này xinh thật!

- Chức năng:

+ Câu cảm thán dùng để nói lên ý kiến cá nhân của người viết, người đọc mà ý kiến đó mang nghĩa bộc lộ cảm xúc thật về sự vật, sự việc đó.

+ Dùng để cảm ơn người khác về sự giúp đỡ lớn lao hay không thể diễn tả hết ý nghĩa của câu nói.

+ Dùng để bộc lộ nỗi buồn khi thất bại hoặc mất đi một điều quý giá nhất mà ta có.

+ Để nói lên điều bất ngờ mà mình gặp qua trong cuộc sống.


2. Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.

Ví dụ:

- Trời đang mưa sao?

- Anh ấy có đến không?

- Ai đã ăn cái bánh này?

2.1 Câu hỏi dùng để hỏi ai?

Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi chính mình

* Hỏi người khác:

- Chiều nay mấy giờ vào lớp vậy Lan?

- Cậu có đi chơi không?

* Hỏi chính bản thân mình:

- Mình đã đến nơi này chưa nhỉ?

- Mình đã gặp bài toán này ở đâu rồi nhỉ?

2.2  Dấu hiệu nhận biết câu hỏi

- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,...)

- Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm (?)

Ví dụ:

- Ai là người đến muộn?

- Sao anh không trả lời?

- Đây là con gì?


3. Bài tập về câu

Bài 1: Chuyển các câu sau thành câu cảm:

a. Con mèo này bắt chuột giỏi

b. Trời rét

c. Bạn Ngân chăm chỉ.

d. Bạn Giang học giỏi.

Trả lời:

Dựa vào phần ghi nhớ ở bài học và mẫu gợi ý, em chuyển các câu đã cho thành câu cảm như sau:

a. 

- Con mèo này bắt chuột giỏi quá!

- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!

b. 

- Chà trời rét thật!

 - Ôi, trời rét quá!

c.

 - Bạn Ngân chăm chỉ quá! 

- Bạn Ngân chăm chỉ thật!

d. - Chà, bạn Giang học giỏi thật!

Bài 2: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

a. Ôi, bạn Nam đến kìa!

b. Ồ, bạn Nam thông minh quá!

c. Trời thật là kinh khủng!

Trả lời:

Những câu trên bộc lộ những cảm xúc:

a. Mừng rỡ, cảm động

b. Thán phục

c. Kinh khiếp, ghê sợ.

icon-date
Xuất bản : 17/11/2021 - Cập nhật : 21/11/2021

Tham khảo các bài học khác