logo

Từ láy bộ phận là gì?

Câu hỏi: Từ láy bộ phận là gì

Trả lời:

Từ láy bộ phận là chỉ láy một phần trong cấu tạo của tiếng, phần vần hoặc phần phụ âm đầu. Trong từ láy bộ phận lại chia thành láy âm và láy vần. 

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức về từ láy nhé!


1. Ví dụ từ láy

Lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy, dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm, long lanh, thoang thoảng, mênh mang, mênh mông, tím lịm, liêu xiêu, tào lao…


2. Công dụng của từ láy

Mặc dù được cấu tạo của từ láy có bộ phận không có nghĩa nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng để miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng… của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.

Từ láy còn có tác dụng tạo nên nhạc tính cho từ, làm cho từ có tính nhạc, tạo nên những từ gọi là “từ tượng thanh”, từ tượng hình”.


3. Phân loại từ láy theo bậc láy

Từ láy bộ phận là gì

Bậc láy là thứ tự của lần láy được thực hiện để tạo ra từ láy. Trong tiếng Việt thường dùng từ láy bậc một và từ láy bậc hai. 

Láy bậc một

Từ láy bậc một là từ do phương thức láy được thực hiện lần thứ nhất tạo ra. Thông thường đây là từ láy 2 tiếng, tuy  nhiên cũng không ít trường hợp là từ láy 4 tiếng, 3 tiếng. 

Ví dụ:

– vàng vàng, đẹp đẽ, lòng thòng;

– ngay ngáy, thình lình, đủng đỉnh;

– sạch sành sanh;

– không khổng khồng không;

– buồn thỉu buồn thiu…

Láy bậc hai

Từ láy bậc hai là từ láy được tạo ra do phương thức láy được thực hiện lần thứ 2 đối với một từ vốn đã là từ láy. Hiểu đơn giản là láy thêm một lần nữa.

Trong trường hợp này thông thường cái vốn là từ láy bậc một trở thành phần gốc trong từ láy bậc hai cho nên phần gốc này luôn luôn có nghĩa.

Từ không láy

Từ láy bậc một

Từ láy bậc hai

[chín] mõm

[chín] cuống

[chín] vội  

Mõm mòm

Cuống cuồng

Vội vàng

Mõm mòm mom

Cuống cuồng cuông

Vồi vội vàng vàng

[đen] lánh

Lấp lánh

ấp úng

ỡm ờ

kề cà

Lấp la lấp lánh

ấp a ấp úng

ỡm à ỡm ờ

kề rề cà rà


4. Phân loại từ láy theo số lượng tiếng

Xét về số lượng tiếng trong từ láy người ta thường dừng lại ở 3 lớp từ: láy đôi, láy ba, láy tư. Vì số lượng láy đôi nhiều hơn cả và được sử dụng nhiều trong tiếng Việt cho nên bình thường khi nhắc đến từ láy, người ta mới thường cho rằng từ láy gồm láy toàn bộ và láy bộ phận. Thực chất 2 loại từ láy này chỉ có ở trong láy đôi thôi. Còn các loại từ láy khác thì không phân chia như vậy.  

Láy đôi

Từ láy đôi là hình thức láy dựa theo cách xét về cấu tạo của 2 tiếng trong từ. Trong một tiếng thì gồm có 3 bộ phận là: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Ba bộ phận này liên kết với nhau để tạo nên một tiếng trọn vẹn.

Trong từ láy đôi gồm có láy bộ phận và láy toàn bộ. 


Từ láy toàn bộ

Láy toàn bộ không phải là lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn mà là sự lặp âm thanh có biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng cho từ. Sự biến đổi này tạo nên quy tắc hòa phối ngữ âm chặt chẽ cho từ. 

Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó có tiếng gốc được lặp lại hoàn toàn ở tiếng láy với sự khác biệt trong việc sử dụng trọng âm. 

Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng chỉ khác nhau về trọng âm (độ căng và độ kéo dài).

- hao hao, lăm lăm, đùng đùng, lù lù. 

Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở thanh điệu.

- đo đỏ, hơ hớ, sừng sững, chầm chậm. 

Từ láy toàn bộ giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở phụ âm cuối.

- cầm cập, lôm lốp, ăm ắp, thiêm thiếp, nơm mớp.

- giôn giốt, ngùn ngụt, phơn phớt, hun hút, san sát.

- vằng vặc, nhưng nhức, rừng rực, phăng phắc, chênh chếch, anh ách. 


Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận là chỉ láy một phần trong cấu tạo của tiếng, phần vần hoặc phần phụ âm đầu. Trong từ láy bộ phận lại chia thành láy âm và láy vần. 

Từ láy âm. Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. 

- Hú hí, thủ thỉ, đủng đỉnh, nhúc nhích

- Gồ ghề, hổn hển, cồng kềnh, ngốc nghếch

- Cò kè, cót két, ngo ngoe, long lanh, nhóc nhách.

- Nhu nhơ, đù đờ, ú ớ.

- Hỉ hả, rỉ rả, xí xóa

- Hục hặc, lúc lắc, vùng vằng,

- Hốc hác, mộc mạc, nhồm nhoàm

- Khề khà, lê la, hể hả

- La liếm, tha thẩn, le lói, nhớn nhác… 

Từ láy vần. Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. 

- Lẫy bẫy, luẩn quẩn, lim dim,  lác đác.

- Bầy hầy, bâng khuâng, bông lông, bỡ ngỡ

- Càu nhàu, kề rề

- Hấp tấp

- Khéo léo, khúm núm, khọm rọm

- Mung lung (mông lung)

- Tênh hênh, tuốt luốt, táy máy, tần ngần, tẹp nhẹp

- Xiềng liềng, xo ro… 

Ở kiểu láy này phần lớn là từ chứa một tiếng rõ nghĩa gọi là tiếng gốc. Số từ láy có tiếng gốc đứng sau nhiều hơn số từ láy có tiếng gốc đứng trước. 

Láy ba

Từ láy ba là từ láy gồm có 3 tiếng. Biểu hiện rõ qua sự phối thanh. Như tiếng thứ hai mang thanh bằng, hoặc tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập nhau về thanh điệu.

- Dửng dừng dưng

- Cỏn còn con

- Sạch sành sanh

- Khít khìn khịt

- Sát sàn sạt, xốp xồm xộp

Trong đó, đa số từ láy ba là từ láy toàn bộ, một số ít là từ láy vần ( lơ tơ mơ, lù tù mù…) 

Láy tư

Phần lớn từ láy tư có phần gốc là một từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép. Từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo, ví dụ:

- ấm a ấm ớ <= ấm ớ.

- Hì hà hì hục <= hì hục.

- Sớn sa sớn sát <= sớn sát. 

- Bổi hổi bồi hồi <= bồi hồi.

- Loang choáng loạng choạng <= loạng choạng. 

- Lồm nhồm loàm nhoàm <= nhồm nhoàm.

- Lơ thơ lẩn thẩn <= thơ thẩn

- Hăm hăm hở hở <= hăm hở

- Hôi hối ha hả <= hối hả

- Bù lu bù loa, bông lông ba la, buồn thỉu buồn thiu, tí tụ tì ti… 


5. Phân loại từ láy theo nghĩa của từ

Xét tác dụng của các bộ phận tham gia cấu tạo nghĩa của từ láy, có thể chia thành 3 nhóm là láy phỏng thanh, láy sắc thái hóa, láy cách điệu. 

Từ láy phỏng thanh

Láy phỏng thanh là từ nhại thanh hoặc mô tả tiếng âm thanh, tiếng vang.

- Oa oa, gâu gâu, đùng đùng.

- Cu cu, bìm bịp, bình bịch (tiếng xe), cút kít (tiếng xe). 

Từ láy sắc thái hóa

Là từ láy có phần gốc còn đủ rõ nghĩa và chi phối toàn bộ từ láy. Phần láy đem lại một sắc thái nghĩa nào đó khác với từ láy khác có cùng chung phần gốc và phần láy cũng có thể có nghĩa khác khi đứng một mình. 

- Chắc chắn, chăng chắc

- Đỏ đắn, đo đỏ

- Đẹp đẽ, đèm đẹp

(so với chắc, đỏ, đẹp khi đứng một mình biểu thị sắc thái khác khi nó ở trong từ láy).

Từ láy cách điệu 

Là từ láy không chứ bộ phận  còn đủ rõ nghĩa từ vựng, có nghĩa là mỗi tiếng trong từ láy không thể hiện rõ nghĩa. 

- Bâng khuâng, đủng đỉnh, thình lình, linh tinh. 

Dạng láy là gì? 

Có một khái niệm bạn nên biết đó là dạng láy. Dạng láy là hình thức lặp lại y nguyên từ và cùng độ căng khi nói, không có sự khác biệt về âm điệu. Dạng láy giống như một hình thức để nói về số nhiều. 

- Nhà nhà, chiều chiều, sáng sáng, ngày ngày… 

Sự khác biệt giữa từ láy và dạng láy

Như vậy nếu không hiểu rõ về âm điệu, độ lên xuống cũng như sắc thái từ thì có thể bị nhầm lẫn giữa dạng láy và từ láy.

Dạng láy sẽ không biểu thị sắc thái của từ giống từ láy.

- Xanh xanh: từ láy, có nghĩa chỉ mức độ của màu xanh

- Đỏ đỏ: từ láy, chỉ mức độ đỏ, hơi đỏ. 


6. Bài tập về từ ghép, từ láy.

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Gợi ý đáp án

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Bài 2:

a. Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Gợi ý đáp án

a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

a. da người

b. lá cây còn non

c. lá cây đã già

d. trời.

Đáp án a

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Gợi ý trả lời

Từ láy

Từ ghép

chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5:

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Gợi ý trả lời

a)

Từ láy

Từ ghép

mải miết, xa xôi, phẳng phiu,  mong mỏi, mơ mộng. xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

b) 

Từ láy

Từ ghép

Từ láy bộ phận

Từ láy toàn bộ

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

mải miết,  xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.   xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng  

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý trả lời

a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần

b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao,  loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá.

Gợi ý trả lời

Từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp

nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh ngắt nóng bỏng, lạnh buốt, lạnh giá

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Gợi ý trả lời

Từ láy có 2 tiếng: long lanh, lung linh, lả lướt, xinh xẻo

Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh, tất tần tật

Từ láy có 4 tiếng: kẽo kà kẽo kẹt, đỏng đà đỏng đảnh

Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Gợi ý trả lời

Ghép 5 tiếng thành 9 từ ghép:

yêu thương, mến yêu, thương mến, quý mến, yêu quý, yêu thích, thương yêu, quý thương, mến thích

Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Gợi ý trả lời

Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ,

Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Gợi ý trả lời

Câu

Từ đơn

Từ ghép

Từ láy

a Mưa, những, rơi, mà, như mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót
b Chú, lên, bay, trên, và tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng chuồn chuồn, mênh mông
c tiếng, chạy Ngoài đường, mưa rơi, chân người lộp độp, lép nhép
d vào, lại mùa xuân, tiết trời, đồng bào, Ê đê, Mơ-nông, mở hội, đua voi ấm áp, tưng bừng
e Suối, chảy   róc rách

Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.

Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép".

Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.

Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

a. Từ ghép tổng hợp.

b. Từ ghép phân loại.

c. Từ láy.

Bài 16: Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người".

Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó.

Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

icon-date
Xuất bản : 09/10/2021 - Cập nhật : 09/10/2021

Tham khảo các bài học khác