logo

Tư duy phản biện critical thinking Đọc hiểu

Tuyển tập Bộ đề Tư duy phản biện critical thinking Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Tư duy phản biện critical thinking Đọc hiểu đầy đủ nhất.


Tư duy phản biện critical thinking Đọc hiểu - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:

"Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (indepentdent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking). Tư duy phản biện không phải chi là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hắn sẽ là có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó (...) Không nên nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và cách lập luận sai lầm, nhưng tư duy phản biện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các cách lập luận đúng đắn và có tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố các lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.

(http://www.formyour soul.com/ tu-duy-phan-bien-critical-thinking-4)

Câu 1. Tác giả định nghĩa như thế nào về tư duy phản biện?

Câu 2. Thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản?

Câu 3. Theo anh/chị, người thích tranh cãi hay chỉ trích người khác là người như thế nào?

Câu 4. Cho biết nhận xét của anh/chị về ý kiến của tác giả: “Tư duy phản biện là một phần cơ bản của sáng tạo bởi vì chúng ta cần tư duy phản biện để đánh giá và cải thiện các ý tưởng sáng tạo”.


Lời giải

Câu 1. 

- Tác giả định nghĩa về tư duy phản biện: 

- Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm.

Câu 2. 

Trong đoạn (3) của văn bản sử dụng thao tác lập luận là: thao tác bác bỏ.

Câu 3. 

Trả lời theo ý hiểu của học sinh.

Có thể trả lời: người thích tranh cãi hay chỉ trích người khác là người hiếu thắng, hay soi mói khuyết điểm của người khác để phê phán với thái độ thiếu thiện chí.

Câu 4. 

Có thể nhận xét về ý kiến của tác giả: “Tư duy phản biện là một phần cơ bản của sáng tạo bởi vì chúng ta cần tư duy phản biện để đánh giá và cải thiện các ý tưởng sáng tạo”: Đây là ý kiến đúng đắn, làm bật lên tầm quan trọng của tư duy phản biện trong sự sáng tạo của con người; khích lệ mỗi người hãy rèn luyện tư duy phản biện.


Tư duy phản biện critical thinking Đọc hiểu - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau:

 "Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (indepentdent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking). Tư duy phản biện không phải chi là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hắn sẽ là có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó (...) Không nên nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và cách lập luận sai lầm, nhưng tư duy phản biện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các cách lập luận đúng đắn và có tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố các lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề. 

Thực hiện những yêu cầu sau: 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 

Câu 2. Theo tác giả tư duy phản biện giúp ích chúng ta như thế nào?

Câu 3. Theo anh/chị, điểm khác biệt giữa tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác là gì? 

Câu 4. Anh, chị có suy nghĩ gì về ý kiến Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hắn sẽ là có tư duy phản biện tốt? Anh/ chị có suy nghĩ gì về Người Có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hẳn sẽ là người có tư duy phản biện tốt?

icon-date
Xuất bản : 29/05/2021 - Cập nhật : 29/05/2021