logo

Đọc hiểu Nói cùng anh (Sóng - Xuân Quỳnh)

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Nói cùng anh (Sóng - Xuân Quỳnh) hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Nói cùng anh (Sóng - Xuân Quỳnh) đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Nói cùng anh (Sóng - Xuân Quỳnh) - Đề số 1

Phần I. Đọc – hiểu (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới

Em biết đấy là điều đã cũ

Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:

Sự gắn bó giữa hai người xa lạ

Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau

… Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa

Tình anh đối với em là xứ sở

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa

Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng

Lòng tốt để duy trì sự sống 

Cho con người thực sự Người hơn

(Trích Nói cùng anh, dẫn theo Xuân Quỳnh – không bao giờ là cuối, NXB Hội nhà văn, 2013)

Câu 1(1.5 điểm): Xác định thể thơ và nêu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ nơi đâu?

Câu 3 (2.0 điểm): Phân tích tác dụng của 01 phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai trong đoạn trích.Câu 4 (1.5 điểm): Anh/ chị có đồng tình với quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh ở khổ thơ thứ ba không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5-7dòng).

Bài làm

Câu 1 (1.5 điểm)

– Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do (0.5 điểm)

– Chủ đề: thể hiện những quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa cũng như giá trị cao đẹp của tình yêu đối với cuộc sống của mỗi con người (1.0 điểm)

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.

Câu 2 (1.0 điểm)

Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ sự đồng cảm, quan tâm, thấu hiểu, gắn bó, sẻ chia giữa 2 người xa lạ (1.0 điểm).

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm

Câu 3 (1.5 điểm)

– Ở khổ thơ thứ hai có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Tình anh đối với em là xứ sở – Là bóng rợp trên con đường nắng lửa – Trái cây thơm trên miền đất khô cằn.(0.5 điểm)

– Tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu mà anh dành cho em, khiến em cảm thấy được che chở, bảo vệ nâng niu…Đồng thời làm cho khổ thơ có nhịp điệu và gợi hình gợi cảm.

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm

Câu 4 (1.0 điểm)

– HS phải nêu được quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu: tình yêu làm nảy sinh những khát vọng, động lực để con người duy trì sự sống và sống nhân văn hơn.

– HS bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan niệm trên.
Câu trả lời phải thuyết phục không đi ngược với những giá trị đạo đức nhân văn.


Đọc hiểu Nói cùng anh (Sóng - Xuân Quỳnh) - Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa 

Tình anh đối với em là xứ sở 

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa

Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh: 

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng 

Lòng tốt để duy trì sự sống 

Cho con người thực sự Người hơn.

(Xuân Quỳnh, Nói cùng anh, in trong Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, H., 2013)

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai ? 

Câu 2. Nêu tác dụng của 01 phép tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ nhất trong đoạn trích. 

Câu 3. Vì sao nhà thơ viết hoa chữ “Người” ở dòng thơ cuối cùng của đoạn thơ trên? 

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh ở khổ thơ thứ hai hay không? Vì sao?

Bài làm

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là “em”.

Câu 2. Khổ thơ thứ nhất có sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Tình anh đối với em là xứ sở Là bóng rợp trên con đường nắng lửa/ Trái cây thơm trên miền đất khô cằn). Biện pháp này nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu mà “anh” dành cho “em”, khiến “em” cảm thấy được che chở, bảo vệ, nâng niu,… HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí.

Câu 3. Nhà thơ viết hoa chữ “Người” ở dòng thơ Cho con người thực sự Người hơn để nhấn mạnh sự cao quý, tốt đẹp của con người khi được sống trong tình yêu. HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí.

 Câu 4. Trước hết, cần nêu được quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu: tình yêu làm nảy sinh những khát vọng mong ước cao đẹp), động lực để con người duy trì sự sống và sống nhân văn hơn, đẹp hơn. Từ đó, HS bày tỏ sự đồng tình, phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan niệm trên. Nội dung câu trả lời phải thuyết phục, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn đã được khẳng định


Đọc hiểu Nói cùng anh (Sóng - Xuân Quỳnh) - Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu

Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa

Tình anh đối với em là xứ sở

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa

Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng

Lòng tốt để duy trì sự sống

Cho con người thực sự Người hơn.

(Trích Nói cùng anh, dẫn theo Xuân Quỳnh - Không bao giờ là cuối, NXB Hội nhà văn, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng ở khổ thơ thứ nhất.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm về tình yêu của tác giả thể hiện ở khổ thứ hai hay không? Vì sao?

Bài làm

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ.

PTBĐ chính trong thơ là : Biểu cảm

Câu 2. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Thơ bảy chữ hoặc thơ tự do

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng ở khổ thơ thứ nhất.Trái cây thơm trên miền đất khô cằn 

- Ẩn dụ

=> Tác dụng :Mượn hình ảnh thiên nhiên để nói tới ý chí nghị lực của con người


Đọc hiểu Nói cùng anh (Sóng - Xuân Quỳnh) - Đề số 4

Phần I. Đọc – hiểu (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới

Em biết đấy là điều đã cũ

Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:

Sự gắn bó giữa hai người xa lạ

Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau

… Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa

Tình anh đối với em là xứ sở

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa

Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng

Lòng tốt để duy trì sự sống

Cho con người thực sự Người hơn

(Trích Nói cùng anh, dẫn theo Xuân Quỳnh – không bao giờ là cuối, NXB Hội nhà văn, 2013)

Câu 1(1.5 điểm): Xác định thể thơ và nêu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ nơi đâu?

Câu 3 (2.0 điểm): Phân tích tác dụng của 01 phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai trong đoạn trích.

Câu 4 (1.5 điểm): Anh/ chị có đồng tình với quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh ở khổ thơ thứ ba không

Bài làm

Câu 1 (1.5 điểm)

– Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do (0.5 điểm)

– Chủ đề: thể hiện những quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa cũng như giá trị cao đẹp của tình yêu đối với cuộc sống của mỗi con người (1.0 điểm)

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.

Câu 2 (1.0 điểm)

Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ sự đồng cảm, quan tâm, thấu hiểu, gắn bó, sẻ chia giữa 2 người xa lạ (1.0 điểm).

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm

Câu 3 (1.5 điểm)

– Ở khổ thơ thứ hai có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Tình anh đối với em là xứ sở – Là bóng rợp trên con đường nắng lửa – Trái cây thơm trên miền đất khô cằn.(0.5 điểm)

– Tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu mà anh dành cho em, khiến em cảm thấy được che chở, bảo vệ nâng niu…Đồng thời làm cho khổ thơ có nhịp điệu và gợi hình gợi cảm.

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm

Câu 4 (1.0 điểm)

– HS phải nêu được quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu: tình yêu làm nảy sinh những khát vọng, động lực để con người duy trì sự sống và sống nhân văn hơn.

– HS bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan niệm trên.

Câu trả lời phải thuyết phục không đi ngược với những giá trị đạo đức nhân văn.

icon-date
Xuất bản : 30/05/2021 - Cập nhật : 30/05/2021