logo

Từ đồng nghĩa với từ công dân

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Dưới đây là Từ đồng nghĩa với từ công dân, mời các em cùng tham khảo!


Công dân là gì?

Từ đồng nghĩa với từ công dân

Công dân là cá nhân hoặc tổ chức được mang quốc tịch của một quốc gia, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề quốc tịch cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ. Căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.

Một người có quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai quốc tịch trở lên thì người đó là công dân của hai nước trở lên.

Theo Hiến pháp 2013, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.


Công dân có những quyền gì?

Quyền công dân là quyền mà pháp luật ghi nhận một người với tư cách là cá nhân có quốc tịch, công dân có các quyền bao gồm quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền văn hóa xã hội, giáo dục và các quyền tự do cá nhân.

Quyền của công dân Việt Nam được Hiến pháp ghi nhận cụ thể như sau:

- Quyền chính trị của công dân: công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận, kiến ​​nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương;….

– Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có chỗ ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;

Công dân có quyền phát ngôn, tự viết báo, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt;…


Đồng nghĩa với công dân là từ gì?

Từ đồng nghĩa với từ công dân là những từ: nhân dân, dân chúng, dân.


Đặt câu với từ công dân

- Chị Lan là một công dân gương mẫu

- Nguyễn Tất Thành là người công dân số một

- Mọi công dân đều có quyền tự do đi lại trên lãnh thổ của mình

- Mỗi người trên đất nước Việt Nam đều là một công dân

- Công dân đều có quyền tự do và ngôn luận

>>> Xem thêm: Từ đồng nghĩa với đoàn kết


Bài tập vận dụng

Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "công dân"?

a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước.

b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

c) Người lao động chân tay làm công ăn lương.

Trả lời:

Dòng b) nêu đúng nghĩa của từ "công dân".

Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

Câu 2: Xếp những từ chứa tiếng "công" cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm.

a) Công có nghĩa là "của nhà nước của chung"

b) Công có nghĩa là không thiên vị

c) Công có nghĩa là "thợ", "khéo tay"

Trả lời:

a) Công có nghĩa là "của nhà nước của chung": công dân, công cộng, công chúng.

b) Công có nghĩa là không thiên vị: công bằng, công lí, công minh, công tâm.

c) Công có nghĩa là "thợ", "khéo tay": công nhân, công nghiệp, công nghệ.

Câu 3: Tìm trong các từ dưới đây những từ đồng nghĩa với "công dân": đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng.

Trả lời:

Những từ đồng nghĩa với từ công dân: nhân dân, dân chúng, dân.

Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.

Câu 4:

Có thể thay từ "công dân" trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Vì sao?

Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta...

Gợi ý: Thay từ công dân bằng một số từ đồng nghĩa với nó như nhân dân, dân chúng, dân xem có làm thay đổi ý nghĩa và sắc thái biểu cảm trong câu hay không?

Trả lời:

Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân. Vì từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập, khác với từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ con người của một đất nước nói chung.

>>> Xem thêm: Từ đồng nghĩa với nhân hậu

----------------------------------------

Như vậy, Top lời giải đã trình bày xong về Từ đồng nghĩa với từ công dân. Mong rằng, sau khi đọc bài viết xong các em sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ cho việc học môn Tiếng Việt. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!

icon-date
Xuất bản : 21/06/2022 - Cập nhật : 18/11/2022