logo

Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là

icon_facebook

Dựa vào lý thuyết sự phát sinh thể dị bội, ta biết được cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm là: Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến của một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm. Vậy trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là gì? Cùng chúng mình tìm hiểu nhé!


Câu hỏi: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là

A. Đa bội thể chắn

B. Thể dị đa bội

C. Thể lưỡng bội

D. Thể lệch bội

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Thể dị đa bội

Cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là thể dị đa bội.


Giải thích của giáo viên Top lời giải tại sao chọn đáp án B:

NST là bào quan chứa bộ gen chính của một sinh vật, là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền tồn tại ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hoặc một vài cặp NST nào đó; bao gồm hai dạng là: thể lệch bội và thể đa bội (hay dị đa bội).

Sở dĩ, cơ thể sinh vật trong bộ NST gồm có 2 bộ NST của 2 loài khác nhau là thể dị đa bội, thể này xuất hiện là kết quả của quá trình cơ chế lai xa và đa bội hóa.

Lai xa: Loài A (2a) x Loài B (2b)

→ Đời con: C có bộ NST a + b

Đa bội hóa đời con C → D có bộ NST 2a + 2b (thể dị đa bội)

→ Thể dị đa bội mang hai bộ NST của hai loài khác nhau trong cùng một tế bào.

Trong đó: a,b là kí hiệu bộ NST đơn bội của hai loài A,B. Vậy, thể đa bội là thể mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau trong một tế bào.

Như vậy, lựa chọn đáp án B là đúng.

Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là

>>> Xem thêm: Dị đa bội là hiện tượng trong tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về đột biến số lượng nhiễm sắc thể:

Câu 1: Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chứng Đao là

A. Thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.

B. Thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.

C. Thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.

D. Thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.

Đáp án B

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tự đa bội?

A. Tất cả các cặp NST đều có số lượng > 2

B. Một số cặp NST có số lượng > 2

C. Tất cả các cặp NST đều có số lượng >= 2

D. Một số cặp NST có số lượng >= 2

Đáp án A

Câu 3: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số lượng bằng nhau trong tế bào là

A. Số lượng NST

B. Nguồn gốc NST

C. Hình dạng NST

D. Kích thước NST

Đáp án B

Câu 4: Cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Bb và bb lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen BBbb. Đột biến tứ bội này xảy ra ở

A. Lần giảm phân 2 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb

B. Lần giảm phân 1 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb

C. Lần giảm phân 1 hoặc giảm phân 2 của cả bố và mẹ

D. Lần giảm phân 2 của cơ thể Bb và giảm phân 2 của bb

Đáp án A

Câu 5: Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

A. Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ)

B. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.

C. Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.

D. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.

Đáp án B

-----------------------------------

Từ những phân tích trên, Top lời giải đã cùng các bạn đi tìm hiểu về đột biến số lượng nhiễm sắc thể và đáp án cho câu hỏi của mình trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là thể dị đa bội. Hy vọng bài đọc sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng mình!

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 22/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads