logo

Cách tính GNP theo giá thị trường và giá sản xuất

GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). Và để hiểu rõ hơn về cách tính GNP theo giá thị trường và giá sản xuất, mời các bạn cùng Top lời giải theo dõi nội dung dưới đây!


1. GNP là gì?

Chỉ số GDP (Gross Domestic Product) được hiểu là một thuật ngữ dùng để ám chỉ tổng sản phẩm được sản xuất, bán ra ngoài thị trường nội địa của một quốc gia. Tổng các sản phẩm đó chính là tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trong nước với một khoảng thời gian cụ thể. Có thể nói, chỉ số GDP chính là một thước đo tiêu chuẩn về giá trị sản xuất trong nước. Chúng phản ánh mức độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia dựa vào khả năng tiêu thụ của người dân

Ví dụ:

Một chiếc ô tô được bán cho người mua thì đây sẽ là sản phẩm cuối cùng. Còn các linh kiện, phụ kiện của ô tô như bánh xe, cánh cửa,…sẽ là các sản phẩm trung gian. Tuy nhiên, nếu như người tiêu dùng có nhu cầu mua lốp xe riêng mà không mua ô tô thì đó lại là sản phẩm cuối cùng.

>>> Xem thêm: Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì


2. Bản chất của GNP

GNP cộng rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế. GNP sẽ sử dụng giá thị trường để thực hiện điều này, bởi giá thị trường phản ánh giá trị của các hàng hoá.

GNP biểu thị đầy đủ tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường. Tuy nhiên thực tế vẫn có một số sản phẩm mà GNP không thể biểu thị được như các sản được sản xuất và bán trong nền kinh tế ngầm

GNP gồm tất cả những hàng hoá hữu hình như thực phẩm, xe hơi, quần áo... và những dịch vụ vô hình như cắt tóc, khám bệnh...

GNP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian.

GNP gồm các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở thời kỳ hiện tại. Không gồm các giao dịch liên quan tới hàng hóa, được sản xuất trong quá khứ.

Các yếu tố sản xuất của quốc gia dù có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ đâu trên thế giới, kết quả tạo ra cũng tính vào GNP của nước đó.

GNP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện ở khoảng thời gian 1 năm hay 1 quý. GNP phản ảnh lượng chi tiêu hay thu thập trong thời kỳ đó.


3. Phân loại GNP

Để xác định rõ ràng các sản phẩm được tiêu thụ và xây dựng công thức tính chuẩn xác nhất, người ta đã chia chỉ số GNP thành 2 loại chính bao gồm:

+ GNP danh nghĩa (GNPn): Giá trị của GNP danh nghĩa sẽ là thước đo để tính tổng giá trị của sản phẩm quốc dân được sản xuất ra trong 1 thời kỳ nhất định (Tính theo giá cả đang hiện hành). Sẽ không có điều chỉnh nào cho lạm phát được tính đến. Thêm vào đó, GNPn thường được sử dụng để các chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ tài chính ngân hàng.

+ GNP thực (GNPr): GNPr là chỉ số đo lường tổng sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra ngoài thị trường trong 1 thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ được tính theo giá cố định của năm được chọn làm mốc. Chính vì thế, GNPr thường được sử dụng để phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia


4. Cách tính GNP theo giá thị trường và giá sản xuất

Công thức 1: Tính GNP theo tổng sản phẩm quốc nội – GDP

Công thức như sau:

GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài

Trong đó:

Thu nhập ròng từ nước ngoài được tính là:

Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu.

Theo công thức này GNP được tính dựa trên sự chênh lệch về các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài và chuyển vào trong nước.

GDP và GNP là 2 khái niệm khác nhau.

Ví dụ 1: nền kinh tế có GDP là 200 tỷ USD, thu nhập ròng từ nước ngoài trong năm là 60 tỷ USD. Vậy năm đó, GNP của nền kinh tế này là GNP = 200 + 60 = 260 tỷ USD

Công thức 2: Cách tính trực tiếp

Bên cạnh cách tính theo GDP, bạn có tò mò cách tính tiếp theo của GNP đó chính là cách tính trực tiếp. Với cách tính này, bạn sẽ không cần phải tính nguồn thu nhập ròng từ nước ngoài mà có thể áp dụng thẳng công thức được. Cụ thể cách tính như sau:

GNP = ( X – M ) + NR + C + I + G

Trong đó:

X: Chỉ số về sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng dịch vụ, hàng hóa.

M: Chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng dịch vụ, hàng hóa.

NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài.

C: Chỉ số chi phí tiêu dùng cá nhân.

I: Tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội.

G: là chỉ số chi phí tiêu dùng của nhà nước.

Ví dụ: Năm 2021, Việt Nam báo cáo lần lượt các khoản chi tiêu trong năm lần lượt là:

Chi tiêu hộ gia đình: 50 tỷ

Chi tiêu chính phủ: 100 tỷ

Tổng đầu tư: 50 tỷ

Xuất khẩu: 300 tỷ

Nhập khẩu: 200 tỷ

Thu nhập ròng từ nước ngoài: 100 tỷ

Như vậy, GNP được tính bằng:

GNP = 50 + 100 + 50 + (300 – 200) + 100 = 400 tỷ

----------------------------------------

Như vậy, trên đây Top lời giải đã cùng bạn tìm hiểu về Cách tính GNP theo giá thị trường và giá sản xuất và cung cấp những kiến thức có liên quan. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Trân trọng!

icon-date
Xuất bản : 23/08/2022 - Cập nhật : 23/08/2022