logo

Trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc?” cùng với kiến thức mở rộng về đại học Hồ Nam – Trung Quốc là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: Trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc

Đại học Hồ Nam có lịch sử đến hơn 1.000 năm. Đây là một con số ấn tượng so với các trường đại học trong và ngoài nước. Đại học Hồ Nam xuất thân từ Thư viện Yuelu được thành lập vào năm 976 công nguyên. Sau đó, Thứ viện Yuelu chịu sự tàn phá  của chiến tranh, nhưng tinh thần nhân văn của Thư viện Yuelu vẫn được lưu truyền. Năm 1897, chính phủ thành lập Học đường Shiwu trên địa điểm của Thư  viện Yuelu. Năm 1926,  được đổi tên thành Đại học tỉnh Hồ Nam. Năm 1937 Đại học tỉnh Hồ Nam được đổi tên thành Đại học quốc lập Hồ Nam. Năm 1949, Đại học quốc lập Hồ Nam được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp quản và đổi tên thành Đại học Hồ Nam. Tháng 4 năm 2000, Đại học Hồ Nam và Đại học tài chính Hồ Nam hợp nhất tạo thành Đại học Hồ Nam mới. Trải qua hơn một nghìn năm kinh nghiệm học tập không ngừng, Đại học Hồ Nam đã nổi danh thế giới là "Học viện thiên niên kỷ". Ngôi trường này đang từng bước hướng tới một trường đại học hạng nhất nổi tiếng trong nước và quốc tế.


Kiên thức tham khảo về đại học Hồ Nam – Trung Quốc 


1. Vị trí 

Vị trí: thành phố Trường Sa

HNU trực thuộc Bộ giáo dục. Đây là dự án kết hợp giữa Bộ Giáo dục, Bộ công nghiệp và công nghệ thông tin của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam, và Bộ Khoa học và Công nghệ Quốc phòng.

Đây là một trong những trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc, thuộc một số dự án quan trọng như 211, 985, cùng một số kế hoạch quan trọng khác như đào tạo pháp lý xuất sắc, kỳ sư tài năng,….


2. Lịch sử

Đại học Hồ Nam (Hunan University), gọi tắt là “Hồ Đại”, trường nằm tại trung tâm thành phố Trường Sa – một thành phố nổi tiếng về văn hóa lịch sử, mặt giáp sông Trường Giang sóng biếc dập dờn, lưng tựa núi nhạc lộc thanh tú như hòn ngọc giũa. 

Trường Đại học Hồ Nam là trường trọng điểm xây dựng theo “công trình 211” và “công trình 985” trực thuộc Bộ giáo dục. Trường bắt nguồn từ Thư viện Nhạc Lộc, 1 trong 4 trường đại học cổ đại vào thời Tống, được xây dựng vào năm 976 sau Công Nguyên. Năm 1903 trường lấy tên là Cao đẳng Học đường Hồ Nam, năm 1926 trường quyết định đổi tên là Đại học Hồ Nam. Đến năm 1953 sau sự điều chỉnh trường học của toàn quốc.

Đại học Hồ Nam phân ra thành Học viện xây dựng dân dụng Trung Nam và Học viện kĩ thuật Hồ Nam. Đến năm 1959 thì khôi phục lại tên Đại học Hồ Nam, năm 1963 chuyển sang thuộc Bộ Công nghiệp, đến năm 1978 được đưa vào danh sách những trường trọng điểm của quốc gia, năm 1998 điều chỉnh trở lại trực thuộc Bộ giáo dục. Đến năm 2000, Đại học Hồ Nam và Học viện Tài chính Hồ Nam thuộc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc hợp lại tạo ra Đại học Hồ Nam mới, vẫn trực thuộc Bộ Giáo dục. Đến nay, trải qua hơn 1000 năm, trường vẫn giữ vững và duy trì truyền thống văn hoá giáo dục của mình. Bởi vậy, trường Đại học Hồ Nam có tên gọi là ” Thiên niên học phủ”. Qua nhiều thế kỷ, trường đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Theo bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất toàn cầu của Đại học Leiden, Đại học Hồ Nam đứng thứ 55 trên thế giới, đứng thứ 2 Trung Quốc. Theo công bố mới nhất của thời báo Times đứng thứ 81 trong những trường tốt nhất chấu Á (đứng thứ 16 Trung Quốc), đồng thời Đại học Hồ Nam cũng nằm trong top 500 trường tốt nhất thế giới theo công bố của Times.

Trường Đại học Hồ Nam có diện tích trên 280 hecta, chia làm 3 khu. Khu thư viện Nhạc Lộc nay trở thành một khu du lịch. Còn khu A và khu B là khu học đường của 29 học viện, đào tạo trên 50 chuyên ngành khác nhau.

Hiện nhà trường có 4600 cán bộ công nhân viên, trong đó giáo viên chuyên ngành là 1840 người, có 950 giáo sư, phó giáo sư; 2 viện sĩ viện khoa học quốc gia, 2 viện sĩ viện công trình Trung Quốc. Số học sinh trong trường là 30.000 người, trong đó có 21.690 sinh viên đại học, 13.000 nghiên cứu sinh.

[CHUẨN NHẤT] Trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc?

Trường Đại học Hồ Nam liên kết với hơn 50 trường đại học thuộc nhiều quốc gia và khu vực như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Đức, Nhật, Ý….). Hàng năm trường tiếp nhận nhiều sinh viên nước ngoài đến học tập.


3. Khuân viên trường

Đến với Đại học Hồ Nam chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngơp bởi khung cảnh nên thơ trữ tình nơi đây. xung quanh trường một bên là những ngọn núi rợp xanh bóng cây một bên là dòng sông Tương Giang thơ mộng. Ven sông là những cổ trấn xinh đẹp, cổ kính ngàn năm.

Trong khuôn viên trường cũng được xây dựng rất hài hòa với thiên nhiên. Trường còn có một công viên khoa học đại học cấp quốc gia và một cơ sở sáng tạo và khởi nghiệp "lưỡng sơn nhất hồ".

Trường đại học Hồ Nam có 2 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 2 trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật quốc gia, 3 cơ sở hợp tác quốc tế cấp quốc gia, 1 phòng thí nghiệm kỹ thuật quốc gia, 1 phòng thí nghiệm kỷ luật quốc phòng quan trọng của Cục Khoa học và Công nghệ Quốc phòng và 5 phòng thí nghiệm trọng điểm của Bộ Giáo dục cùng với đó là 3 cơ sở tuyển dụng nhân tài đổi mới kỷ luật trung học thuộc Bộ Giáo dục, 4 trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật của Bộ Giáo dục, 3 trung tâm tham gia vào sự hình thành của “Trung tâm đổi mới hợp tác 2011" của Nhà nước.

Trường có cơ sở nghiên cứu, hợp tác với 32 tỉnh thành phố và các doanh nghiệp cấp cao tại khu công nghệ cao Lộc Cốc. Ngoài ra, trung tâm siêu máy tính Quốc gia do trường vận hành dùng để điện toán đám mây, xử lý dữ liệu ,...


4. Các ngành đào tạo

Chuyên ngành đào tạo

Hệ đại học

Hệ sau đại học

Công trình điện tử thông tin

v

 

Công trình xây dựng

v

v

Công trình thiết bị và kiến trúc môi trường

v

 

Quản lý công trình

v

 

Thiết kế chế tạo và tự động hoá cơ giới

v

 

Công trình nhiệt năng và động lực

v

 

Công trình công nghiệp

v

 

Công trình môi trường

v

v

Khoa học môi trường

v

v

Kiến trúc học

v

v

Quy hoạch đô thị

v

 

Công trình lực học

v

v

Toán học và toán học ứng dụng

v

v

Vật lý học ứng dụng

v

v

Khoa học và kỹ thuật điện tử

v

v

Thiết kế công nghiệp

v

 

Khoa học và kỹ thuật vi tính

v

v

Hoá học

v

v

Marketing

v

 

Tiền tệ học

v

 

Bảo hiểm

v

 

Luật học

v

v

Kế toán học

ü

 

Tài chính học

v

 

Thống kê học

v

 

Kinh tế

v

v

Mậu dịch và kinh tế quốc tế

v

 

Tiếng Anh

v

v

Tiếng Nhật

v

 

Quản lý hành chính

v

 

Văn học ngôn ngữ Hán

v

 

Giáo dục học

 

v

Nghệ thuật học

 

v

Triết học

 

v

Quản lý công thương

 

v

Tin tức học truyền thông

 

v

Văn học Trung quốc

 

v

Chính trị học

   
icon-date
Xuất bản : 12/03/2022 - Cập nhật : 15/03/2022