logo

Các trường đào tạo ngành Sư phạm ở TP Hồ Chí Minh

Giáo dục ngành Sư phạm chưa bao giờ đơn giản, bởi kết quả sau đào tạo của giáo dục là tri thức và nhân cách của một con người, không phải là sản phẩm được cân đo đong đếm bằng giá trị thương mại như phần lớn những ngành khác. Bởi lẽ, thầy cô là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho sự nhận thức thế giới bên ngoài và định hình nên tính cách cho các em sau này. Sau đây là danh sách Các trường đào tạo ngành Sư phạm ở TP Hồ Chí Minh:


1. Các trường đào tạo ngành Sư phạm ở TP Hồ Chí Minh

- Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM

- Trường đại học Văn Hiến - CS 1

- Trường Trung cấp Đông Dương - Indochina College

- Trường cao đẳng sư phạm trung ương TP. Hồ Chí Minh

- Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM

- Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn - CS Nguyễn Văn Lượng

- Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn

- Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng

- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM

- Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. HCM


2. Điểm chuẩn ngành sư phạm các trường ở TPHCM

STT

Ngành

Điểm chuẩn

Khối thi

Trường

1 Sư Phạm Ngữ Văn (7140217) 28.25  D01,C00,D78, C00,D01,D78 Đại Học Sư Phạm TP HCM
2 Sư Phạm Hóa Học (7140212) 27.35  A00,B00,D07 Đại Học Sư Phạm TP HCM
3 Sư Phạm Toán Học (7140209) 27.00  A00,A01 Đại Học Sư Phạm TP HCM
4 Sư Phạm Lịch Sử (7140218) 26.83  C00,D14 Đại Học Sư Phạm TP HCM
5 Sư Phạm Tiếng Anh (7140231) 26.50  D01 Đại Học Sư Phạm TP HCM
6 Sư Phạm Vật Lý (7140211) 26.50  A00,A01,C01 Đại Học Sư Phạm TP HCM
7 Sư Phạm Địa Lý (7140219) 26.50  C00,C04,D15,D78 Đại Học Sư Phạm TP HCM
8 Giáo Dục Công Dân (7140204) 25.50  C00,C19,D01 Đại Học Sư Phạm TP HCM
9 Sư Phạm Tiếng Trung Quốc (7140234) 25.10  D01,D14, D04 Đại Học Sư Phạm TP HCM
10 Tâm Lý Học (7310401) 25.75  B00,C00,D01 Đại Học Sư Phạm TP HCM
11 Ngôn Ngữ Anh (7220201) 25.50  D01 Đại Học Sư Phạm TP HCM
12 Sư Phạm Lịch Sử - Địa Lý (7140249) 25.00  C00,C19,C20,D78 Đại Học Sư Phạm TP HCM
13 Sư Phạm Sinh Học (7140213) 24.80  B00,D08 Đại Học Sư Phạm TP HCM
14 Văn Học (7229030) 24.70  C00,D01,D78 Đại Học Sư Phạm TP HCM
15 Giáo Dục Tiểu Học (7140202) 24.25  A00,A01,D01 Đại Học Sư Phạm TP HCM
16 Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh (7140208) 24.05  A08,C00,C19 Đại Học Sư Phạm TP HCM
17 Tâm Lý Học Giáo Dục (7310403) 24.00  A00,D01,C00 Đại Học Sư Phạm TP HCM
18 Sư Phạm Tin Học (Chuyên Ngành Tin Học – Công Nghệ Tiểu Học) (7140210) 22.50  A00,A01,B08 Đại Học Sư Phạm TP HCM
19 Sư Phạm Công Nghệ (7140246) 21.60  A00,A02,B00,D90 Đại Học Sư Phạm TP HCM
20 Giáo Dục Mầm Non (7140201) 20.30  M00 Đại Học Sư Phạm TP HCM
21 Su Phạm Tiếng Anh (Hệ Đại Trà) (7140231D) 26.08  D01,D96 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
22 Sư Phạm Toán Học (7140209) 27.33  A00, A01 Đại Học Sài Gòn
23 Sư Phạm Ngữ Văn (7140217) 26.81  C00 Đại Học Sài Gòn
24 Sư Phạm Lịch Sử (7140218) 26.50  C00 Đại Học Sài Gòn
25 Sư Phạm Hóa Học (7140212) 26.28  A00 Đại Học Sài Gòn
26 Sư Phạm Tiếng Anh (7140231) 26.18  D01 Đại Học Sài Gòn
27 Sư Phạm Vật Lý (7140211) 25.90  A00 Đại Học Sài Gòn
28 Sư Phạm Địa Lý (7140219) 25.63  C00,C04 Đại Học Sài Gòn
29 Sư Phạm Lịch Sử - Địa Lý (7140249) 24.75  C00 Đại Học Sài Gòn
30 Sư Phạm Khoa Học Tự Nhiên (7140247) 23.95  A00,B00 Đại Học Sài Gòn
31 Sư Phạm Sinh Học (7140213) 23.55  B00 Đại Học Sài Gòn
32 Sư Phạm Âm Nhạc (7140221) 23.50  N01 Đại Học Sài Gòn
33 Sư Phạm Mỹ Thuật (7140222) 18.00  H00 Đại Học Sài Gòn
34 Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp (7140215) 19.00  A00,A01,B00,D08 Đại Học Nông Lâm TP HCM
35 Giáo Dục Mầm Non (Xem) 19.00  M00,M01,M11 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
36 Giáo Dục Tiểu Học (Xem) 19.00  M00,M01,M11 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

3. Ngành Sư phạm là gì?

Sư phạm là ngành nghề cao quý và luôn được coi trọng trong xã hội. Theo phiên âm Hán Việt: sư có nghĩa là thầy còn phạm là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu đơn giản nhất, sư phạm có nghĩa chỉ người thầy mẫu mực, khuôn phép. Là người thầy, bạn sẽ là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Chọn làm việc trong ngành sư phạm đồng nghĩa với việc bạn sẽ tham gia vào sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.


4. Học ngành Sư phạm ra làm gì?

- Bên cạnh Ngành Sư phạm thi khối nào thì Học ngành Sư phạm ra làm gì cũng là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm. Như đã trình bày ở trên, khối ngành Sư phạm bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau. Mỗi chuyên ngành này sẽ có cơ hội nghề nghiệp tương ứng. Nhìn chung, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí như:

+ Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước.

+ Những cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

+ Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể đảm nhận công việc tại những tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…

Các trường đào tạo ngành Sư phạm ở TP Hồ Chí Minh chất lượng nhất

- Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm.


5. Một số nghề nghiệp trong ngành Sư phạm

- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Sư phạm, sinh viên sẽ có đủ kiến thức cũng như năng lực chuyên môn để đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

- Hệ thống cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

- Các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước.

- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc tại các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…  

- Cụ thể, tùy thuộc vào chuyên ngành học mà sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc khác nhau:

+ Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học

Giáo viên mầm non và tiểu học làm việc tại các trường mẫu giáo, tiểu học (còn gọi là trường cấp I) thường được phân giảng dạy nhiều môn học. Ngoài giảng dạy, những giáo viên này thường còn chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc các em học sinh trong thời gian ở trường.

+ Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông

Giáo viên trường trung học cơ sở (thường gọi là trường cấp II) và trung học phổ thông (thường gọi là trường cấp III) được đào tạo chuyên biệt về từng môn học như Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh… Họ có nhiệm vụ giúp học sinh “đào sâu” hơn những môn học đã được giới thiệu ở trường tiểu học cũng như đến với những môn học mới.

+ Giáo viên trung học chuyên nghiệp

Yêu cầu: tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.

+ Giảng viên đại học, cao đẳng…

Dựa trên lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được tổ chức thành các khoa, bộ môn. Chức năng chính của giảng viên là giảng dạy và chỉ dẫn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp…

Đồng thời, những giảng viên đại học, cao đẳng do đặc thù nghề nghiệp luôn gắng theo kịp những tiến bộ trong lĩnh vực của mình bằng việc đọc những tài liệu mới, thảo luận với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, tham gia vào những hội nghị chuyên ngành…


6. Phẩm chất và kỹ năng cần có của ngành Sư phạm

- Thực tế, mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt nhất trong lĩnh vực đó. Với ngành sư phạm, bạn cần có nhiều kĩ năng và phẩm chất. Cụ thể:

+ Có khả năng truyền đạt tốt cả hai phương diện nói và viết tốt để người nghe có thể hiểu được nội dung diễn tả.

+ Có sự nhẫn lại, kiên trì.

+ Có hiểu biết và khả năng nắm bắt được tâm lý người khác.

+ Là người giàu lòng yêu thương, bao dung, vị tha.

+ Có tinh thần ham học hỏi cùng khả năng truyền đạt cho người khác.

- Có thể thấy, nghề giáo đòi hỏi ở người học nhiều phẩm chất và thiên về sự mẫu mực chứ không đơn thuần yêu cầu về năng lực. Điều mà bạn cần quan tâm nhất trước khi chọn ngành sư phạm là con người và tính cách của mình. Bởi nếu bạn đi theo cái “nghiệp” nhà giáo thì bạn phải luôn tự rèn mình để trở thành tấm gương mẫu mực để học trò noi theo và xã hội quý trọng, một người thầy thương yêu học trò hết mực.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2022 - Cập nhật : 06/07/2023