logo

Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào? cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa 12.


Trả lời câu hỏi: Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào?

- Phản ứng trùng hợp là phản ứng cộng hợp liên tục nhiều phân tử rmonome tạo thành polime.

+ Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội hoặc vòng không bền trong phân tử.

+ Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng.

Ví dụ: 

nCH2=CH2 (xt,p,to) → (CH2-CH2) n

- Phản ứng trùng ngưng là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime), đồng thời loại ra các phân tử nhỏ (như H2OH2O )…

+ Monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có chứa ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng tạo liên kết với nhau.

+ Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng.

Ví dụ: 

nH2N[CH2]2COOH (to) → (HN[CH2]2CO) n + nH2O

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về phản ứng trùng hợp và trùng ngưng nhé!


Kiến thức tham khảo về trùng hợp và trùng ngưng.


1. Phản ứng trùng hợp

- Phản ứng trùng hợp là phản ứng hóa học để tổng hợp các hợp chất đại phân tử. Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là polime.

Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào?

- Phân loại dựa trên cơ chế của quá trình trùng hợp:

+ Phản ứng trùng hợp theo từng bậc:

Phản ứng trùng hợp từng bậc (step polymerization) là phản ứng trùng hợp có mạch polyme tạo thành phát triển theo từng bậc. Trong quá trình tổng hợp phản ứng có thể xảy ra giữa bất kỳ 2 phân tử nào.

+ Phản ứng trùng hợp theo chuỗi:

Phản ứng trùng hợp chuỗi (chain polymerization) là phản ứng trùng hợp có mạch polyme tạo thành do trung tâm hoạt động của đoạn mạch đang monome xung quanh. Phản ứng này luôn cần phản ứng ban đầu (initial reaction) giữa monome và chất ban đầu để bắt đầu phát triển mạch.

- Phương trình phản ứng trùng hợp:

+ Trùng hợp Etilen: 

nCH2=CH2 (to,p,xt) → (CH2-CH2) n

 + Trùng hợp Propilen: 

Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào? (ảnh 2)

 +Trùng hợp Butađien:    

nCH2=CH-CH-CH2 (to,xt,p) → (CH2-CH=CH-CH2) n

+ Trùng hợp Isopren: 

Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào? (ảnh 3)

2. Phản ứng trùng ngưng

- Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các monomer có chứa những nhóm chất, tạo thành những liên kết mới trong mạch polymer và đồng thời sinh ra hợp chất phụ như nước, HCl,...

Ví dụ: nNH2-[CH2]5COOH → (NH-[CH2]5CO) n + nH2O

Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào? (ảnh 4)

- Cách phân loại phản ứng trùng ngưng

Ví dụ:

Trùng hợp và trùng ngưng khác nhau chỗ nào? (ảnh 5)

* Trùng ngưng đồng thể và trùng ngưng dị thể

- Trùng ngưng đồng thể: Đây là loại phản ứng mà khi trùng ngưng chỉ có một loại monome có thể tham gia phản ứng.

- Trùng ngưng dị thể: Đây là loại phản ứng mà khi trùng ngưng sẽ có từ hai loại monome trở lên tham gia. 

* Trùng ngưng hai chiều và trùng ngưng ba chiều

- Trùng ngưng hai chiều được biết đến chính là một dạng polime mạch thẳng hay là phân nhánh.

- Trùng ngưng ba chiều được biết là khả năng tạo thành một dạng mạch không gian. Lúc đó thì một trong những monome tham gia phản ứng sẽ có tới ba nhóm chức.

* Trùng ngưng cân bằng và trùng ngưng không cân bằng

- Phản ứng này vốn là phản ứng tạo ra polime đồng thời kèm theo các hợp chất thấp phân tử. Do đó thành phần cơ bản của hợp chất cao phân tử tạo ra sau phản ứng sẽ không trùng với các thành phần cơ bản của các chất ban đầu.

- Phản ứng này có được là bởi  sự tương tác giữa các nhóm chức. Do đó, để xảy ra trùng ngưng thì cần có các hợp chất với các nhóm chức khác loại có thể phản ứng với nhau.

- Bên cạnh đó thì phản ứng này cũng có thể xảy ra giữa hai (hoặc nhiều hơn) hợp chất. Trong đó mỗi hợp chất sẽ có ít nhất hai nhóm chức giống nhau có thể phản ứng với các nhóm chức của hợp chất trong hỗn hợp phản ứng.

- Nếu như hợp chất thấp phân tử được tạo ra khi trùng ngưng có khả năng tương tác với polime tạo thành (trong các điều kiện của phản ứng này) thì quá trình của phản ứng sẽ đạt tới cân bằng.

- Ngược lại nếu trong các điều kiện của phản ứng này mà các chất thấp phân tử tạo thành không thể tương tác với polime thì phản ứng T/Ư đó sẽ là không cân bằng.

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022