logo

Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó?

Câu hỏi: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó:

A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.

B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.

C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng nhé!

- Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng. Cách tổ chức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất.

1. Chất

- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu  cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

- Ví dụ:

+ Thuộc tính của đường là ngọt.

+ Thuộc tính của muối là mặn.

Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó?

2. Lượng

- Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng.

- Ví dụ:

+ Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m

+ Diện tích tòa nhà: 8000m2.

=> Như vậy: Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

- Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không nằm ngoài sự vật, hiện tượng, cũng không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.

3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

- Trong một sự vật, hiện tượng biến đổi trước (biến đổi dần dần, từ từ (tiệm tiến)).

- Khi sự biến đổi đạt tới một giới hạn nhất định thì làm cho chất biến đổi

- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ.

- Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.

- Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

- Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng.

- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó.

- Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

- Kết luận: Sự biến đổi không ngừng về lượng của sự vật và hiện tượng dẫn đến sự biến đổi về chất của chúng. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước.

=> Bài học: Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập, rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ, tránh hành động nôn nóng hoặc nửa vời.

4. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng

Câu 1. Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ

A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng

B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng

D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng

Câu 2. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Lượng      

B. Chất

C. Độ      

D. Điểm nút

Câu 3. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm

A. Lượng      

B. Hợp chất

C. Chất      

D. Độ

Câu 4. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra

B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật

C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng

Câu 5. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là

A. Độ và điểm nút

B. Điểm nút và bước nhảy

C. Chất và lượng

D. Bản chất và hiện tượng.

Câu 6. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn?

A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng

B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm

C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh

D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 7. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Độ      

B. Lượng

C. Bước nhảy      

D. Điểm nút.

Câu 8. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó

A. Các sự vật thay đổi

B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất

C. Lượng mới ra đời

D. Sự vật mới hình thành, phát triển.

Câu 9. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Sự vật thay đổi

B. Lượng mới hình thành

C. Chất mới ra đời

D. Sự vật phát triển

Câu 10. Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

A. Tăng lượng liên tục

B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép

C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút

D. Lượng biến đổi nhanh chóng

Câu 11. Khái niệm dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là

A. Bước nhảy     

B. Chất

C. Lượng      

D. Điểm nút

Câu 12. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Độ      

B. Lượng

C. Chất      

D. Điểm nút

Câu 13. Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm

A. Một hình thức mới.

B. Một diện mạo mới tương ứng.

C. Một lượng mới tương ứng.

D. Một trình độ mới tương ứng.

icon-date
Xuất bản : 20/01/2022 - Cập nhật : 22/01/2022